TAILIEUCHUNG - Người thu gom rác dân lập ở thành phố Hồ Chí Minh: Nguy cơ rủi ro sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Người thu gom rác dân lập ở TPHCM đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ nghề nghiệp của các hợp tác xã/nghiệp đoàn ở một số quận, huyện. Tuy nhiên, họ chưa tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội một cách đầy đủ và lâu dài trong khi môi trường lao động không đảm bảo an toàn. Vấn đề này cần được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các tổ chức xã hội. | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 7 (203) 2015 19 NGƯỜI THU GOM RÁC DÂN LẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHOẺ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH CHÂU NGUYỄN ĐẶNG MINH THẢO Người thu gom rác dân lập ở TPHCM đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ nghề nghiệp của các hợp tác xã/nghiệp đoàn ở một số quận, huyện. Tuy nhiên, họ chưa tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội một cách đầy đủ và lâu dài trong khi môi trường lao động không đảm bảo an toàn. Vấn đề này cần được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các tổ chức xã hội. GIỚI THIỆU Tốc độ tăng dân số nhanh và sự phát triển công nghiệp của TPHCM trong những năm gần đây đã sản sinh ra một lượng rác thải rắn khổng lồ hàng ngày, bao gồm rác sinh hoạt của các khu dân cư, chợ, trường học, đơn vị cơ quan; rác công nghiệp; rác y tế và rác xây dựng. Mô hình dịch vụ thu gom rác dân lập đã xuất hiện từ lâu và ngày càng đóng vai trò quan trọng, chung tay cùng dịch vụ công lập trong việc thu gom rác ở các tuyến dân cư; trong đó hơn 70% rác thải sinh hoạt trong các tuyến hẻm là do lực lượng thu gom rác dân lập phụ trách, lực lượng công lập chỉ thu gom khoảng 30%, tập trung ở tuyến mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Châu. Thạc sĩ. Trung tâm Tư vấn và phát triển, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Nguyễn Đặng Minh Thảo. Thạc sĩ. Trung tâm Tư vấn và phát triển, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. (Nguyễn Thị Minh Châu và cộng sự. 2012). Có thể thấy, lực lượng thu gom rác dân lập hàng ngày phải tiếp xúc với một khối lượng rác không nhỏ, dễ có nguy cơ dịch bệnh. Trong điều kiện đó, người thu gom rác dân lập là một trong những nhóm đối tượng khá đặc thù, cần được chú trọng hơn về việc đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy một bức tranh hoàn toàn trái ngược. Bài viết này nhằm phản ánh môi trường lao động và thực trạng an sinh xã hội của người thu gom rác dân lập hiện nay. Nguồn dữ liệu của bài viết dựa trên cuộc điều tra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.