TAILIEUCHUNG - “Niềm tin tôn giáo” của các vua nhà Trần

Bài viết "Niềm tin tôn giáo” của các vua nhà Trần đề cập đến một số niềm tin tôn giáo của các vị vua nhà Trần qua các biểu hiện, như:thờ Trời, tin vào mệnh Trời, thờ tổ tiên, tang ma,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 65 NGUYỄN THÚY THƠM* “NIỀM TIN TÔN GIÁO” CỦA CÁC VUA NHÀ TRẦN Tóm tắt: Các nghiên cứu về tình hình tôn giáo các triều đại quân chủ ở Việt Nam nói chung thường đề cập đến nội dung Tam giáo đồng tồn (Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo) hoặc từng tôn giáo qua các thời kỳ mà ít có nghiên cứu nào đề cập đến niềm tin tôn giáo của bậc “Thiên tử”. Cùng với sự phát triển của nhà nước quân chủ Lý - Trần, hoạt động tôn giáo có thể được chia thành hai lĩnh vực: triều đình và dân gian. Bài viết này đề cập đến một số niềm tin tôn giáo của các vị vua nhà Trần qua các biểu hiện, như: thờ Trời, tin vào mệnh Trời, thờ tổ tiên, tang ma. Từ khóa: Niềm tin, tôn giáo, vua, nhà Trần. 1. Đặt vấn đề Thời Trần là thời kỳ huy hoàng nhất, vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Đây là thời kỳ Phật giáo không chỉ chi phối đời sống tâm lý, tôn giáo, mà còn tham gia một cách tích cực vào sinh hoạt văn hóa, tư tưởng của đất nước. Phật giáo ảnh hưởng đến thế giới quan của người Việt một cách rõ rệt, hòa quyện với các hình thức thờ cúng dân gian, Khổng giáo và Đạo giáo1. Vì lẽ đó, nhiều hội thảo khoa học về vai trò của Phật giáo thời kỳ này, như Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp được tổ chức vào năm 2008 tại Quảng Ninh; Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức vào năm 2010 tại Hà Nội; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào năm 2012 tại Hà Nội; Cũng có nhiều tác phẩm viết về thời kỳ này, tiêu biểu là cuốn Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần của Viện Sử học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1981); Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986); Thiền học đời Trần của Ban Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1992); Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3 của * Thích Minh Thịnh, Nghiên cứu sinh Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.