TAILIEUCHUNG - Xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hiện nay phần 2: Hình loại của xu hướng cá thể hóa niềm tin

Bài viết Xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hiện nay phần 2: Hình loại của xu hướng cá thể hóa niềm tin trình bày: Tôn giáo tùy chọn;“Tin mà không theo” và “theo mà không tin”; Tôn giáo của “những niềm tin song song”; Xu hướng “Không gắn kết”, | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015 3 ĐỖ QUANG HƯNG * XU HƯỚNG CÁ THỂ HÓA NIỀM TIN TÔN GIÁO HIỆN NAY PHẦN 2: HÌNH LOẠI CỦA XU HƯỚNG CÁ THỂ HÓA NIỀM TIN Dẫn nhập Như đã nói ở phần trước (xem Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7/2015), những nghiên cứu về sự chuyển đổi tôn giáo, nói hẹp lại là sự biến chuyển của xu hướng cá thể hóa niềm tin đã được các nhà xã hội học tôn giáo nhiều nước lưu ý trong thời gian từ một, hai thập niên gần đây. Tuy vậy, việc nhìn nhận hình loại (typologie) của nó thì dường như chưa được đề cập đầy đủ trong những nghiên cứu của họ. Phần dưới đây, chúng tôi thử đưa ra sự phân loại của mình với xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo. Sự khu biệt các loại hình của xu hướng cá thể hóa niềm tin dưới đây của chúng tôi trước hết dựa vào lý thuyết của sự chuyển đổi tính tôn giáo như P. Bréchon đã vận dụng. Bên cạnh việc khẳng định những logic lớn của đời sống tôn giáo ảnh hưởng đến sự chuyển đổi tôn giáo (tác động của tính hiện đại thời hậu - hiện đại, môi trường của các thể chế thế tục, sự suy giảm quyền lực, sự “phân rã” của các Giáo hội truyền thống), thì còn phải chú ý đến sự biến động của bản thân các thực thể tôn giáo trước những ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị và văn hóa. Khi nghiên cứu sự chuyển biến của hệ giá trị Pháp và Châu Âu, P. Bréchon đã rút ra một số nhận xét có tính phương pháp luận, chẳng hạn, quan hệ tôn giáo và chính trị vẫn có vị trí quan trọng, nhưng phải thấy rằng “Nhà nước Pháp lại không phải là yếu tố quyết định trong sự suy yếu của Giáo hội Công giáo” hay “ở các nước Bắc Âu, vốn là các quốc gia Tin Lành, quan hệ Nhà nước - Giáo hội hòa hợp, nên Nhà nước chỉ có ảnh hưởng nhất định đến thái độ tôn giáo của các cá nhân mà thôi. Tình cảm tôn giáo là những giá trị có tính chủ thể cá nhân ”1. Như vậy, khi tiến hành phân loại các dạng thức cá thể hóa niềm tin tôn giáo chúng tôi cũng rất lưu ý những nhận định như thế. * Giáo sư, Tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015 Cứ liệu điều tra xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.