TAILIEUCHUNG - Một thoáng Đông Nam Bộ - Địa chí và Lịch sử - Nguyễn Đức Hiệp

Tài liệu "Một thoáng Đông Nam Bộ - Địa chí và Lịch sử" giới thiệu tới người đọc những nét đặc trưng về địa chí và lịch sử của vùng đất Đông Nam Bộ từ thời tiền sử, trải qua các giai đoạn lịch sử và sự phát triển của các nền văn hóa đến nay.  Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho những ai đang nghiên cứu về lịch sử và địa chí của vùng đất này.       | 1 Trang Một Thoáng Đông Nam Bộ -Địa Chí Và Lịch Sử Nguyễn Đức Hiệp Saigon có một vị trí đặc biệt là ranh giới và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ. Miền Tây Nam bộ nhiều người đã viết về con người sự phong phú phát triển của miền sông nước này. Đông Nam Bộ xưa là vùng giao thoa của văn minh Khmer Champa nay là của Khmer Chăm và Việt. Bài này tôi muốn viết về địa lý và phát họa vài nét về con người và lịch sử vùng đất Đông Nam bộ đặc biệt là cột xương sống giao thông Đồng Nai Lâm Đồng Bình Thuận hiện nay và xưa kia của hai nền văn minh Khmer và Champa và trước đó của văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo. Về địa lý thì Saigon là trung tâm của lưu vực từ sông Đồng Nai tới sông Vàm Cỏ vì thế là một phần và là trọng điểm của miền Đông Nam Bộ. Đông Nam bộ có lịch sử lâu đời là vùng giao tiếp của 2 nền văn minh lớn Champa và Khmer thuở xưa và cũng là vùng có nhiều dân tộc ít người có liên hệ mật thiết về ngôn ngữ văn hóa với thế giới Chăm và Mon-Khmer mà tiếng Việt là một nhánh. Đây cũng là vùng cư ngụ của dân tộc Stieng Mạ Chu Ru Châu Ro Mnong. Vì là vùng giao tiếp các dân tộc ở đây nói tiếng thuộc hai hệ ngôn ngữ chính Mon-Khmer Khmer Stieng Mnong và Nam đảo Austronesian Chăm Chu Ru Mạ Jarai Rade Ede . Trước khi người Việt Khmer và Chăm đến thì cả vùng Saigon Đông Nam Bộ là cư dân Stieng Chu Ru và Mạ cư ngụ chủ yếu dọc các sông Đồng Nai Saigon từ thượng nguồn tới gần cửa biển Cần Giờ. Vùng Tây Ninh Sông Bé Bình Dương Biên Hoà-Xuân Lộc Đồng Nai Phan Thiết Bình Thuận là trục lộ mà xưa kia người Khmer và Chăm giao tiếp qua lại các cuộc chuyển quân đánh nhau là qua vùng này. Vì thế không lạ gì mà ta vẫn còn thấy dấu tích và ảnh hưởng của nghệ thuật văn hóa của hai nền văn minh này trong khu vực. Người Khmer và người Chăm còn sống rãi rác trong vùng. Ở Tây Ninh có hai kiến trúc tháp prasat Khmer còn nguyên là tháp Bình Thạnh tháp Chót Mạt và các di tích ở Bến Cầu Trãng bàng Gò Dầu. Thủ Dầu Một thủ phủ của tỉnh Bình Dương Sông Bé là từ tiếng Khmer Tuol Tam Mot nghĩa là

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.