TAILIEUCHUNG - Phê phán xã hội học tư sản: Về phương pháp xã hội học tư sản - Đặng Cảnh Khanh

Bài viết "Phê phán xã hội học tư sản: Về phương pháp xã hội học tư sản" trình bày về sự thống nhất phên phán giữa phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu lô-gich, sự thống nhất giữa phê phán nội tại và đối lập trực tiếp, sự thống nhất giữa phê phán và nghiên cứu,. | Xã hội học số 4 - 1985 PHÊ PHÁN XÃ HỘI HỌC TƯ SẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÊ PHÁN XÃ HỘI HỌC TƯ SẢN ĐẶNG CẢNH KHANH Thắng lợi của mọi công việc trong lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn thường tùy thuộc không chỉ vào những nguyên lý phương pháp luận mà còn ở cả những phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình hoạt động. Lý luận Mác - Lê-nin không hề đồng nhất giữa phương pháp luận và phương pháp hệ. Nếu có phương pháp luận là học thuyết lý luận về những phương pháp nhận thức thì phương pháp lại là việc áp dụng vào thực tiễn học thuyết này hoặc như người ta thường nói là phương pháp luận trong hành động. Phương pháp là những phương tiện những cách thức được sử dụng để nhận thức thực tiễn. Trong những phần trên chúng ta đã nghiên cứu những nguyên lý phương pháp luận bản của việc nghiên cứu phê phán xã hội học tư sản dưới đây chúng ta sẽ phân tích sâu hơn vào những phương pháp cụ thể những cách thức được sử dụng trong công việc này. 1. Sự thống nhất giữa phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp nghiên cứu lô-gich. Nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu lô- gích là những phương pháp nghiên cứu chung của tất cả các ngành khoa học trong đó có Xã hội học. Phương pháp nghiên cứu lịch sử thường được hiểu như là một phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong toàn bộ bối cảnh lịch sử nghiên cứu sự nảy sinh và phát triển liên tục của các hiện tượng này và những đặc điểm vốn có của chúng. Nghiên cứu lô-gich là phương pháp -nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong dạng khái quát trừu tượng tách khỏi các hình thức cụ thể những cái ngẫu nhiên. Phương pháp lô- gích đòi hỏi việc nghiên cứu không phải ở toàn bộ quá trình phát triển của các hiện tượng ở các giai đoạn trung gian mà ở giai đoạn cuối cùng ở những quy luật phổ biến. Có thể nói rằng sự khác nhau giữa việc nghiên cứu lô-gich và nghiên cứu lịch sử là ở phương thức và góc độ phản ánh khác nhau trên cùng một vấn đề thống nhất. Nói một cách khác chúng là những hình thức khác nhau của một nội dung chung là sự phải ánh hiện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.