TAILIEUCHUNG - Điểm nhấn về nhân quyền và những quy định mới về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013
Bài viết sau đây trình bày điểm nhấn về nhân quyền và những quy định mới về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 so với Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về Hiến pháp Việt Nam. | Có thể nói, Nhân quyền vừa là kết quả, thước đo, vừa là động lực cho sự phát triển, ổn định của một quốc gia văn minh. Trên hành trình Đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế của mình, vượt lên các khó khăn, thách thức, bất chấp sự xuyên tạc, bóp méo, cản trở của một số thế lực thiếu thiện chí ở trong và ngoài nước, nhận thức và thể chế về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, đầy đủ, sâu sắc và chặt chẽ hơn, toàn diện và hoàn thiện hơn. Những điểm nhấn về nhân quyền trong Hiến pháp sửa đổi cho thấy Việt Nam đã tiếp nối, phát triển, nhất quán nhiều nội dung về nhân quyền từ các Hiến pháp và các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước trước đó; hấp thụ và chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa và Tuyên ngôn nhân quyền; đáp ứng nghiêm túc các yêu cầu đối với một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền nói riêng, thành viên LHQ nói chung. Cần khẳng định về tổng thể, việc hiến định, hiện thực hóa nhân quyền trong Hiến pháp sửa đổi là phù hợp với sự lựa chọn định hướng phát triển, tiếp nối logic, phù hợp bản chất, mục tiêu của chế độ chính trị -xã hội của Việt Nam, tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm nhân quyền, quyền con người được thực hiện luôn là nội dung, mục tiêu, động lực cho phát triển toàn diện nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" trong bối cảnh và yêu cầu mới./.
đang nạp các trang xem trước