TAILIEUCHUNG - Về khái niệm công bằng xã hội - Phạm Xuân Nam

Bài viết "Về khái niệm công bằng xã hội" trình bày về quan niệm công bằng xã hội trong lịch sử giai đoạn trước Mác, quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Xã hội học số 1 - 2007 3 VỀ KHÁI NIỆM CÔNG BẰNG XÃ HỘI PHẠM XUÂN NAM Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa triết học Liên Xô khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân nhóm xã hội với địa vị của họ trong đời sống xã hội giữa quyền và nghĩa vụ của họ giữa làm và hưởng giữa lao động và sự trả công giữa tội phạm và sự trừng phạt giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó được xem là bất công 1. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt khái niệm công bằng cũng thường được định nghĩa là hợp lẽ phải không thiên Nhưng thế nào là công bằng xã hội thì dường như không có một định nghĩa chung nhất nào mà nội hàm của nó có thể thích hợp với mọi chế độ xã hội ở mọi thời đại. Bởi lẽ công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội trong các thời đại lịch sử khác nhau thậm chí tùy thuộc vào lập trường quan điểm của mỗi cá nhân mỗi cộng đồng mà người ta có nhận thức khác nhau về công bằng xã hội. Ăngghen viết Công lý của người Hy Lạp và người La Mã Cổ đại cho rằng chế độ nô lệ là công bằng công lý của những nhà tư sản năm 1789 đòi hỏi thủ tiêu chế độ phong kiến vì chế độ ấy không công bằng 3. Do đó muốn hiểu đúng nội hàm của khái niệm công bằng xã hội chúng ta không thể tách rời nó ra khỏi điều kiện lịch sử cụ thể mà nó phản ảnh. I. Quan niệm về công bằng xã hội trong lịch sử giai đoạn trước Mác Trong các thời đại khác nhau của lịch sử xã hội loài người - dù ở phương Đông hay phương Tây - đã có biết bao cách hiểu và giải quyết khác nhau về vấn đề công bằng xã hội. Sống vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng khi cuộc đấu tranh giữa tầng lớp trên giàu có và tầng lớp dưới nghèo khổ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng Khổng Tử 551 - 479 trước Công nguyên lại muốn xoa dịu sự bất công xã hội bằng cách hô hào đạo đức. Ông dạy Người nghèo phải biết vui cảnh nghèo người giàu phải biết chuộng lễ Học nhi Kẻ nghèo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.