TAILIEUCHUNG - Cảm nhận kiến trúc chữ tam chùa Tây Phương

Được xem là “đệ nhất thắng cảnh” nước Nam, nhưng chùa Tây Phương không hề to lớn đồ sộ. Thong thả leo lên 237 bậc, cuối đoạn dốc núi mở ra một không gian cao và khoáng đạt, nếp chùa như sừng sững hiện ra, in trên nền trời trong vắt như thể người ta đã tìm được .về với cõi Phật. Chùa xây dựng trên một khoảng đất hẹp trên đỉnh của ngọn Câu Lậu sơn, có lẽ do điều kiện khó vận chuyển vật liệu nên có thể nghĩ đến khả năng đồ sộ của công trình. Do đó, để. | Cảm nhận kiến trúc chữ tam chùa Tây Phương Được xem là đệ nhất thắng cảnh nước Nam nhưng chùa Tây Phương không hề to lớn đồ sộ. Thong thả leo lên 237 bậc cuối đoạn dốc núi mở ra một không gian cao và khoáng đạt nếp chùa như sừng sững hiện ra in trên nền trời trong vắt như thể người ta đã tìm được về với cõi Phật. Chùa xây dựng trên một khoảng đất hẹp trên đỉnh của ngọn Câu Lậu sơn có lẽ do điều kiện khó vận chuyển vật liệu nên có thể nghĩ đến khả năng đồ sộ của công trình. Do đó để tạo ra được một công trình mẫu mực các kiến trúc sư dân gian dường như đã tập trung mọi cố gắng vào khai thác những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật kiến trúc gỗ. Với bố cục mặt bằng hình chữ Tam thật đơn giản ba tòa nhà của chùa được dựng kiểu trùng thiềm điệp ốc. Theo thư tịch cổ ghi lại chùa có niên đại từ thời Mạc năm 1554. Nhưng theo ghi chép trên bia Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi thì nó được trùng tu và làm lại vào đầu thế kỷ XVII 1635 . Đến cuối thế kỷ XVII Tây Đô Vương Trịnh Tạc 1606-1682 lại cho phá chùa cũ dựng lại chùa mới và tam quan. Đến đời Trịnh Uy Vương Trịnh Giang theo như ghi chép của Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút chùa được đại hưng công vào khoảng năm 1740. Tuy nhiên cuộc đại trùng tu này vẫn chưa thực hoàn thiện mà phải đến đầu thời Tây Sơn năm 1794 chùa Tây Phương mới có được bộ mặt như ngày nay. Niên đại này khiến không ít nhà nghiên cứu xếp chùa Tây Phương vào mỹ thuật thời Tây Sơn nhưng người ta cũng nhận thấy rằng kiến trúc không chỉ chùa Tây Phương mà mẫu hình của nó được hiện diện trên cả chùa Kim Liên đã làm nên nét độc đáo riêng biệt cho hai ngôi chùa hình chữ Tam này là sản phẩm của nghệ thuật thời Lê Trịnh. Cả hai ngôi chùa đều do các chúa Trịnh bỏ công trùng hưng và xây dựng qua nhiều đời. Thậm chí không phải ngẫu nhiên chúng được mang dạng thức chữ Tam . Theo cuốn Di tích chùa Tây Phương của Vũ Tam Lang cho rằng chùa Lấm Quảng Ninh thuộc di tích thời Trần cũng có ba lớp nền song song. Do đó có ý cho rằng thời Trần dạng bình đồ chữ Tam đã có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.