TAILIEUCHUNG - Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long

(HNM) - Hoa sen là loài hoa được nhiều nước trên thế giới tôn thờ từ rất sớm. Đối với người Ấn Độ hoa sen là tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của Lửa và Nước. Còn đối với người Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của các vị thần Orisis và Horus, là các thần Thái dương hay Hỏa ty thần Trong nghệ thuật Lưỡng Hà và Ai Cập, hoa sen biểu trưng cho vũ trụ. | Hình tượng hoa sen trên gốm sứ Hoàng thành Thăng Long HNM - Hoa sen là loài hoa được nhiều nước trên thế giới tôn thờ từ rất sớm. Đối với người Ản Độ hoa sen là tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của thiên nhiên của Lửa và Nước. Còn đối với người Ai Cập hoa sen là tượng trưng của các vị thần Orisis và Horus là các thần Thái dương hay Hỏa ty thần Trong nghệ thuật Lưỡng Hà và Ai Cập hoa sen biểu trưng cho vũ trụ. Nhưng vượt lên tất cả các tôn giáo khác hoa sen có ý nghĩa lớn lao đối với đạo Phật. Bởi hoa sen có những đức tính cao quý gần gũi với triết lý của đạo Phật. Cây hoa sen mọc ở dưới ao hồ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn . Trong giới Phật giáo Phật được ví như hoa sen ở giữa thế giới trần tục mà vẫn giữ tròn đạo tính. Hễ nơi nào có cây sen mọc thì làm cho nước đục nơi đó lắng lại thành trong. Nó cũng giống như người tu hành không những giữ tròn đạo tính mà còn cảm hóa được chúng sinh. Mùa thu năm 1010 sau khi lên ngôi vua Lý Thái Tổ đã đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh được coi là quốc giáo nên hình tượng hoa sen được ứng dụng rất nhiều. Người ta làm các đài hoa sen các bệ tượng Phật hình hoa sen tại các chùa tháp. Đặc biệt là tại thành Thăng Long kiến trúc chùa Một Cột mô phỏng nội đóa sen khổng lồ. Trong nghệ thuật trang trí hoa văn hoa sen cũng được ứng dụng nhiều trong các đồ án. Từ những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa tháp diềm bệ tượng và các đồ gốm sứ. Tất cả các đồ án trang trí cũng như nghệ thuật tạo hình này trong di sản nghệ thuật Phật giáo thời Lý Trần đều được tìm thấy trên rất nhiều di vật tìm thấy tại khu di chỉ khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long. Mảnh bệ tháp sứ trắng thời Lý tìm thấy ở hố B16 tuy chỉ còn lại hình 3 tiên nữ đang trong tư thế múa và giơ hai tay nâng cao đài sen cũng đủ làm người xem cảm phục trước sự tinh tế trong nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật tạo tác gốm của cha ông. Diềm văn cánh hoa sen đắp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.