TAILIEUCHUNG - Tranh Kim Hoàng

Cách Hà Nội 30 km về phía Tây, xưa kia từng có một dòng tranh dân gian trù phú, đông đúc. Sáng sáng, khi những người đàn bà quảy gánh đi chợ cũng là lúc người già, trẻ em bắt đầu in vẽ tranh. Trong làng, đâu đâu cũng gặp tranh. Tranh phơi khắp nơi, mái hiên, sân nhà, bờ rào, bờ dậu, . Đỏ rực cả một vùng. Vào dịp lễ tết, cả làng trở nên nhộn nhịp, tấp nập bởi đám khách buôn từ xa đến mua tranh. Đó là khung cảnh của làng tranh dân gian. | Tranh Kim Hoàng Cách Hà Nội 30 km về phía Tây xưa kia từng có một dòng tranh dân gian trù phú đông đúc. Sáng sáng khi những người đàn bà quảy gánh đi chợ cũng là lúc người già trẻ em bắt đầu in vẽ tranh. Trong làng đâu đâu cũng gặp tranh. Tranh phơi khắp nơi mái hiên sân nhà bờ rào bờ dậu . Đỏ rực cả một vùng. Vào dịp lễ tết cả làng trở nên nhộn nhịp tấp nập bởi đám khách buôn từ xa đến mua tranh. Đó là khung cảnh của làng tranh dân gian Kim Hoàng xã Vân Canh huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây thế kỷ thứ 19. Tranh Kim Hoàng khác với tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Nó không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ tươi. Màu đỏ cũng như màu sắc khác của tranh đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Màu đỏ lấy từ son màu đen từ tro rơm rạ màu xanh từ gỉ đồng màu vàng từ hoa dành dành. Trong tranh Đông Hồ một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh Kim Hoàng các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng mỗi người. Vì thế tranh Kim Hoàng có sự phóng khoáng không giống những mảng màu bị quy định sẵn như Đông Hồ . Mỗi bức tranh có một diện mạo riêng có đời sống gần như độc lập với nhau dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây chính là điểm làm người ta ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng. Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ và Hàng Trống. Đó là tất cả những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ quanh họ như con trâu con bò con gà con lợn đời sống làng quê cảnh ngày Tết ông Công ông Táo. Nhưng tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt nữa mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình ảnh đã tạo nên một chỉnh thể hài hoà chặt chẽ cho tranh. Thơ làm ý nghĩa của hình ảnh thêm sâu sắc và hình ảnh lại minh họa cho thơ. Điều này cho thấy các nghệ nhân làng Kim Hoàng không chỉ biết vẽ thông thạo .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.