TAILIEUCHUNG - Bỏng chiến tranh (Kỳ 2)

Đặc điểm chung của vết thương bỏng trong chiến tranh thông thường: 1. Vị trí: Phần nhiều ở phần hở: mặt, hai bàn tay (80% trường hợp) ở bàn tay bỏng mu tay nhiều hơn gan tay, nhưng nếu là bỏng Phốtpho trắng thì thường bị bỏng sâu ở gan tay (do thương binh dùng gan tay dập lửa). 2. Diện tích, độ sâu: thường có độ sâu và diện tích lớn. Diện tích và độ sâu phụ thuộc vào cách phòng tránh, cách bố trí phòng ngự hầm hố, công sự và trang bị của bộ đội. Nếu có. | Bỏng chiến tranh Kỳ 2 B. Đặc điểm chung của vết thương bỏng trong chiến tranh thông thường 1. Vị trí Phần nhiều ở phần hở mặt hai bàn tay 80 trường hợp ở bàn tay bỏng mu tay nhiều hơn gan tay nhưng nếu là bỏng Phốtpho trắng thì thường bị bỏng sâu ở gan tay do thương binh dùng gan tay dập lửa . 2. Diện tích độ sâu thường có độ sâu và diện tích lớn. Diện tích và độ sâu phụ thuộc vào cách phòng tránh cách bố trí phòng ngự hầm hố công sự và trang bị của bộ đội. Nếu có công sự tốt có phương tiện phòng chống cháy thì thường gặp bỏng nông với diện bỏng không lớn. 3. Thường kèm theo vết thương phối hợp thường gặp bỏng hỗn hợp với vết thương phầm mềm gãy xương tứ chi hội chứng sóng nổ. Về vũ khí thì thường gặp vết thương do mảnh pháo cối mìn B40 B41 bom. 4. Sốc nặng và kéo dài. 5. vết thương bỏng ô nhiễm xuất tiết nhiều hôi thối có thể có dòi dễ gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong cao vết thương lâu khỏi và để lại di chứng tàn phế. 6. Suy mòn phát triển nhanh sút cân nhanh nhất so với các thương binh khác. 7. Những di chứng bỏng để lại gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động thẩm mỹ và về mặt tâm lý người bị thương. III. BỎNG TRONG CHIẾN TRANH HẠT NHÂN Trong chiến tranh hạt nhân thường gặp các thương tổn bỏng hỗn hợp với bệnh phóng xạ cấp hoặc các loại chấn thương khác. A. Những nhân tố gây bỏng gồm 1. Bức xạ ánh sáng của quả cầu lửa 2. Luồng khí nóng truyền đi do sóng chấn động 3. Lửa bốc cháy nhà trang thiết bị xe 4. Chất phóng xạ bụi phóng xạ B. Đặc điểm 1. Bỏng do bức xạ ánh sáng chiếm đa số các trường hợp bỏng có đặc điểm a. Bỏng ở những phần cơ thể bị bức xạ ánh sáng chiếu thẳng vào người đứng sau cửa sổ chỉ bỏng phần cơ thể hướng ra cửa sổ vì bứa xạ ánh sáng đi theo đường thẳng . Do đó thường thấy chỉ bỏng ở một phía hướng về tâm nổ của cơ thể. Diện tích bỏng thưởng không lớn. b. Bỏng theo màu của quần áo màu đen hấp thu gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng chiếu vào nó và ngược lại màu trắng phản xạ gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng do đó mặc quần áo đen bỏng nặng hơn. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.