TAILIEUCHUNG - Tiểu luận triết: Vai trò của khoa học và kỹ thuật trong sự phát triển lực lượng sản xuất

Tiểu luận với đề tài "Vai trò của khoa học và kỹ thuật trong sự phát triển lực lượng sản xuất" trình bày nội dung được chia làm 2 chương: chương 1 nguồn gốc và cơ sở lý luận, chương 2 công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. | Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hoá. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị lớn lao của học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở lý luận cho đường lối cách mạng của Đảng cộng sản, so sánh con đường cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN. Khi tiến hành phân tích hình thái kinh tế - xã hội TBCN, CácMác đã khẳng định: Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, song không phải quốc gia, dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái đã có trong lịch sử. Do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định, một quốc gia, một dân tộc có thể bỏ qua một hình thái kinh tế -xã hội nhất định nào đó. Với Việt Nam, con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường phát triển tất yếu, khách quan hợp quy luật và về thực chất đó chính là quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước theo phương thức "rút ngắn thời gian , vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt" Nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại. Mọi sự phát triển rút ngắn đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sự phát triển vượt bậc thậm chí nhảy vọt của lực lượng sản xuất .Tuy nhiên dù phát triển tuần tự hay phát triển rút ngắn thì cũng đều là sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất. Tại đại hội IX- đại hội đầu tiên trong thế kỷ XXI, dựa trên lý luận và thực tiển sau mười lăm năm đổi mới đất nước theo định hướng XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng ta đã khẳng định :"con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu , thừa kế những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN,đặc biệt về khoa học và kỹ thuật , để phát triển nhanh lực lượng sản xuất , xây dựng nền kinh tế hiện đại."(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia HN 2001, Trang 84) . Như vậy trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học- kỹ thuật hiện đại. Hơn nữa cần biết phát huy những lợi thế của đất nước và tận dụng được những khả năng vốn có , đồng thời tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và kỹ thuật. Có như vậy chúng ta mới có thể phát huy được nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần vốn có của Việt Nam để biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp như CacMác đã từng dự báo và làm cho khoa học, kỹ thuật trở thành nền tảng, động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.