TAILIEUCHUNG - Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về Hoàng Đức lương và tựa "Trích diễm thi tập"

Nói đến Hoàng Đức Lương là phải nói đến bộ sách Trích diễm thi tập. Bộ sách khép lại cả một thời kỳ dài sưu tập thơ văn Lý - Trần có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa, văn hiến nước nhà, mời các bạn tham khảo bài thuyết mình mẫu này nhé. | mi Á 1 Ầ 11 A 1 r Thuyêt minh vê Hoàng Đức lương và tựa Trích diễm thi tập Nói đến Hoàng Đức Lương là phải nói đến bộ sách Trích diễm thi sách khép lại cả một thời kỳ dài sưu tập thơ văn Lý - Trần từ Phan Phu Tiên với Việt âm thi tập đến Dương Đức Nhan với Tinh tuyển chư gia luật thi. Ý nghĩa của Trích diễm thi tập xưa nay từng được đánh giá rất cao ở chỗ sau chính sách hủy diệt văn hóa tàn khốc của nhà Minh hồi đầu thế kỷ XV thì đến thập niên cuối thế kỷ Hoàng Đức Lương đã có công tìm kiếm lưu chép cho hậu thế đến 15 cuốn trên thực tế chỉ còn 6 cuốn về thi ca các triều đại trước Lê sơ. Sau này nhiều nhà sưu tầm nghiên cứu khác từ cổ đến cận hiện và đương đại cũng đã phải dựa vào đó rất nhiều để tiếp tục bồi đắp vốn văn chương cổ. Do đó ngoài ý nghĩa văn học sử Trích diễm thi tập còn có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa văn hiến nước nhà. Trước hết tác giả nêu bật được một quan niệm về thơ bằng cách dùng hình ảnh so sánh thú vị Đối với thơ ca người xưa thường ví với nem chả hoặc ví với gấm vóc. Nem chả là vị rất ngon ở đời gấm vóc là mầu rất đẹp ở đời. Phàm người có miệng có mắt ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Có điều là sắc đẹp của thơ lại ở ngoài mọi sắc đẹp mắt thường không thấy được cũng vậy vị ngon của thơ lại ở ngoài mọi vị ngon miệng thường không nếm thấy. Chỉ có thi nhân mới có thể thấy được sắc đẹp đó nếm được vị ngon đó . Như thế Hoàng Đức Lương cho rằng thơ là phải đẹp mà phải ở ngoài mọi sắc đẹp nghĩa là cái đẹp thông thường theo quan niệm của người đời là không thể so được. Vậy vẻ đẹp của thơ phải là vẻ đẹp mang tính vĩnh cửu nó không bị biến chất không bị mọi thứ tư duy thông thường xâm thực. Thơ không theo quy luật chung của cái đẹp thông thường. Thơ đã thế người làm ra thơ cũng là loại người đặc biệt khác thường mới có thể thấy và nếm được thơ. Ở đây theo quan niệm của Hoàng Đức Lương thì thi nhân vừa là người sáng tác vừa là người thưởng thức phê bình. Quan niệm như thế nên khi làm sách Hoàng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.