TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế

Luận án nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ sâu răng và một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế năm 2014; xác định một số giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả của một số mô hình can thiệp có sự tham gia của cộng đồng nhằm hạn chế bệnh sâu răng ở học sinh thuộc địa bàn nghiên cứu. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN TẤN TÀI THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RANG VÀ HIỆU QUA CỦA GIAI PHÁP CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG CUA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC HUẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người hướng dẫn khoa học 1. . LƯU NGỌC HOẠT 2. . NGUYỄN TOẠI Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 2 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế Vào lúc ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu Luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước đây Bộ Y Tế đã công bố các chính sách nhà nước về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân đến năm 2010 trong đó có việc đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình mục tiêu trong đó có chương trình sử dụng fluor fluor hoá nước uống. Các chương trình này sẽ góp phần hạ thấp tỉ lệ bệnh răng miệng và đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2010 giảm tỉ lệ bệnh răng miệng trên 50 . Tuy nhiên thống kê từ Cục Y tế dự phòng năm 2011 cũng cho thấy trên 80 học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng viêm quanh răng ở lứa tuổi lớn hơn tỷ lệ này cũng lên đến 60-70 và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Tại Thừa Thiên Huế cùng với 63 tỉnh thành trong cả nước chương trình Nha học đường đã được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên cũng như ở các tỉnh thành khác của Việt Nam trẻ em mắc bệnh sâu răng vẫn cao tỷ lệ các bệnh về răng miệng trong toàn dân ngày càng gia tăng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau 1. Xác định tỷ lệ sâu răng và một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế năm 2014. 2. Xác định một số giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả của một số mô hình can thiệp có sự tham gia của cộng đồng nhằm hạn chế bệnh sâu răng ở học sinh thuộc địa bàn nghiên cứu. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Chúng tôi đã áp dụng 4

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.