TAILIEUCHUNG - Giáo trình Âm nhạc (Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa): Phần 2

Phần 2 Giáo trình Âm nhạc (Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa) trình bày nội dung chương 3 - Thực hành âm nhạc. Ở chương này học viên được hướng dẫn một cách cụ thể về phương pháp đọc cao độ, trường độ, đọc ghép lời bài hát, biết cách chỉ huy hát nối tiếp, đối đáp, hát to nhỏ. theo hướng đổi mới ở trường mầm non. Học viên biết sử dụng đàn, cách đánh riêng tay phải, tay trái, kết hợp hai tay và tự đánh được các bài hát đơn giản. . | n I I i I rn I i n I BÀI 3. KỸ THUẬT HÁT I. Giới thiệu bộ máy phát âm Bộ máy phát âm của con người vô cùng tinh vi và hoàn chỉnh bao gồm nhiều bộ phận làm việc gần như cùng một lúc liên quan chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau. Để có thể điều khiển cơ quan phát thanh hoạt động theo những yêu cầu của các kỹ năng hát chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về những bộ phận cơ bản của bộ máy phát âm ở con người. Đó là bộ phận phát ra âm thanh khuếch đại âm thanh động lực phát thanh nhả chữ. 1. Bộ phận phát ra âm thanh Bộ phận phát ra âm thanh là thanh quản đó là một ống nối tiếp với khí quản nằm ở phía trước cổ. Phần giữa thanh quản thắt lại chỗ thắt lại là những dây cơ và sụn nằm chắn hai bên đó là thanh đới. Thanh đới là một bộ phận quan trọng của thanh quản chịu sự điều khiển trực tiếp của thần kinh trung ương. Thanh đới khi 74 không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên một khe hở gọi là khe thanh quản. Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên song song với nhau gọi là buồng thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi là nắp thanh môn. Nắp thanh môn mở ra khi phát âm và đóng lại khi ta nuốt thức ăn để thức ăn đi vào thực quản mà không lọt vào thanh quản. 2. Bộ phận khuyếch đại Bộ phận khuếch đại âm thanh là những xoang cộng minh ở các khoảng trống trong đầu những xoang ở mũi vòm mặt và trán. Ngoài ra miệng yết hầu ngực có tác dụng làm tăng âm lượng. 3. Bộ phận nhả chữ và động lực phát thanh - Môi răng lưỡi cổ họng là những bộ phận phối hợp với nhau để nhảchữ khi nói hát - Khí quản phế quản hai buồng phổi lồng ngực hoành cách mô cơ hoành là những bộ phận gây áp lực khi phát thanh. II. Hoạt động của các cơ quan phát thanh 1. Nguyên lý phát thanh Khi nói hoặc hát hơi được hít qua mũi và một phần nhỏ qua miệng vào phổi. Lúc thở ra luồng hơi thở tác động lên thanh đới làm thanh đới rung phát ra âm thanh. Âm thanh đó đi từ khe thanh quản lên trước hết được phóng ra trong cuống họng. Cuống họng nằm tiếp giáp phía trên .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.