TAILIEUCHUNG - Ebook Cơ sở thủy sinh học: Phần 2 - Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải

Ebook Cơ sở thủy sinh học: Phần 2 do Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải biên soạn gồm nội dung chương 5 đến chương 7 của tài liệu. Chương 5: Hệ sinh thái thủy vực. Chương 6: Năng suất sinh học và nguồn lợi sinh vật thủy vực. Chương 7: Ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ nguồn nước. | Chương V HỆ SINH THÁI THỦY Vực I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI THUỶ Vực 1. Khái niệm chung về hệ sinh thái Khái niệm Hệ sinh thái HST theo Odum 1975 là Một đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các sinh vật có nghĩa là quần xã của một khu vực nhất định đều tác động qua lại với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất tức là trao đổi chất giữa các phần tử hữu sinh và vô sinh trong mạng lưới. Định nghĩa một cách đơn giản Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau tạo nên vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ. Trong hệ sinh thái quần xã sinh vật và nơi cư trú hòa quyện với nhau bởi các hoạt động và tương tác các ảnh hưởng tương hỗ của môi trường đến cơ thể sống và ngược lại ảnh hưởng của cơ thể sống đến môi trường. Đôi khi về cấp bậc không tách bạch được giữa sinh thái quần xã và sinh thái hệ sinh thái. Dòng năng lượng và chu trình sinh địa hóa bao giờ cũng là các vấn đề chính của sinh thái hệ sinh thái. Thực tế là hệ sinh thái biểu thị một tầm nhìn rộng lớn hơn so với sinh thái quần xã nhưng sự tích hợp sinh học là như nhau. Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và có khả năng tự điều chỉnh bởi vì trong quá trình tồn tại và phát triển hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường bên ngoài. Điều này làm cho hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt với các hệ thống khác trong tự nhiên. Bản thân hệ sinh thái hoàn chỉnh và toàn vẹn như một cơ thể cho nên để tồn tại trong tự nhiên hệ sinh thái cũng có một giới hạn sinh thái xác định. Trong giới hạn đó khi chịu một tác động vừa phải từ bên ngoài hệ sinh thái sẽ phản ứng lại một cách thích nghi bằng 288 Đặng Ngọc Thanh Hồ Thanh Hải cách sắp xếp lại các mối quan hệ trong nội bộ của hệ thông qua những mối liên hệ ngược để phù hợp với điều kiện biến đổi của môi trường. Quá trình đó gọi là quá trình nội cân bằng. Khả năng tự điều chỉnh hoặc nội cân bằng là tiêu chuẩn biểu thị tính bền vững .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.