TAILIEUCHUNG - Bài giảng Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT - Trần Th.Minh Hằng, Trần Th.Hải Yến
Bài giảng Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT nhằm giúp học viên nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường trung học; phân tích được nội dung và yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học giai đoạn hiện nay; xác định được các hoạt động cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và cách tiến hành. Đây là tài liệu dành cho sinh viên ngành sư phạm. | TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG ThS. TRẦN THỊ HẢI YẾN Hà Nội 9 - 2011 Kiến thức: Nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường trung học. Phân tích được nội dung và yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học giai đoạn hiện nay; Xác định được các hoạt động cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và cách tiến hành Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cụ thể, khả thi tổ chức các hoạt động giáo dục HS lớp chủ nhiệm hiệu quả Xây dựng các mối quan hệ với cá nhân và tập thể bên trong, bên ngoài nhà trường để phối hợp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm Kiểm tra đánh giá học sinh khoa học, dân chủ, công bằng Thái độ Tận tâm, trách nhiệm cao, quan tâm sâu sát mọi đối tượng học sinh Kiên trì, hợp tác, chủ động, thân thiện trong thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh Mục tiêu chuyên đề Hoạt động 1: Anh ( chị ) nêu vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học ( Căn cứ vào Luật Giáo dục và Điều lệ trường THPT)? ( Suy nghĩ cá nhân trong 5 phút) 1) Vị trí của GVCN trong trường trung học Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông. - Là cầu nối giữa gia đình- nhà trường - xã hội; - Là người thừa lệnh Hiệu trưởng – Ban giám hiệu quản lý học sinh của một lớp hoc; - Là người gần gũi quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách, kết quả giáo dục của học sinh. 2) Vai trò của GVCN trong trường trung học - Chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp mà giáo viên đó được phân công làm chủ nhiệm. - Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp - Là đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể. - Truyền thụ kiến thức và giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách. - Tự hoàn hiện phẩm chất, nhân cách và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một nhà giáo xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo; - Hiểu rõ mục tiêu giáo dục của cấp học, của lớp và chương trình dạy học, giáo dục của trường; - Dạy và tổ
đang nạp các trang xem trước