TAILIEUCHUNG - Lý thuyết phát triển bền vững
Từ khoảng hơn mười năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, . , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. Phát Triển Bền Vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, . đã tán đồng và ủng hộ. Các. | Tình trạng đói nghèo trên thế giới là một vấn đề lớn vì không thể có Phát Triển Bền Vững nếu trong hơn 6 tỷ người trên thế giới có 2,6 tỷ người sống với dưới 2 mỹ kim/ngày, 1,2 tỷ người sống với dưới 1 mỹ kim/ngày, 800 triệu người bị suy dinh dưỡng và 800 triệu người không biết đọc không biết viết. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về ăn mặc, vệ sinh, sức khỏe, nhà ở, nước sạch, giáo dục, Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh thái và với chất lượng của môi trường-môi sinh. Tại các nước giầu, nói chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém về bảo vệ môi trường-môi sinh và có cuộc sống gây ô nhiễm nhiều hơn tầng lớp có nếp sống cao. Còn tại các nước chậm tiến, vì phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và vì thiếu phương tiện tài chính, kỹ thuật, vật chất và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường-môi sinh. Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng phát triển kinh tế-xã hội thu hẹp thành tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng, rồi hầu như hoàn toàn mất tính bền vững, không còn có tầm xa. Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng bất lợi lên môi trường-môi sinh tới mức khiến cựu thủ tướng Indira Gandhi đã tuyên bố rằng “đói nghèo là thủ phạm gây ô nhiễm đáng sợ nhất”.
đang nạp các trang xem trước