TAILIEUCHUNG - Bài giảng Chẩn đoán và xử trí rắn độc cắn - GS. Vũ Văn Đính

Việt Nam có khoảng 135 loài rắn trong đó có khoảng 25% là rắn độc, tính cho tới thời điểm hiện tại thì đã có nhiều trường hợp bị tử vong do rắn độc cắn. Vậy làm cách nào để chẩn đoán người bị rắn độc cắn? Cách xử trí đối với trường hợp này ra sao? Mời các bạn tham khảo Bài giảng Chẩn đoán và xử trí rắn độc cắn do GS. Vũ Văn Đính biên soạn dưới đây. | Chẩn Đoán và xử trí rắn Độc cắn GS. Vũ Văn Đính Hà nội, ngày 07/7/2006 Đại cương: Việt nam có khoảng 135 loài rắn (25% là rắn độc) bao gồm: Rắn hổ: elapidae Thường gặp cạp nong (Bungarus fasciatus ). Cạp nia Nam (Bungarus candidus). Cạp nia Bắc: Bungarus multicinctus. Bungarus slowinskii: ở vùng ven sông Hồng. Rắn hổ: elapidae Cạp nia Bắc Bungarus multicinctus Cạp nong Bungarus fasciatus Rắn hổ: Elapidae Hổ chúa (Ophiophagus hannah) không có vòng kính ở đầu, bành cổ theo chiều dọc. Hổ đất (bành cổ theo chiều ngang) gồm: Naja atra Bắc, đầu có một vòng kính có gọng. Naja kaouthia ở khắp nơi, đầu có một vòng kính không có gọng. Hổ mèo Nam (Naja siamensis) có 2 vòng kính, có thể phun nọc xa 2m. Rắn hổ: elapidae Hổ chúa Naja atra Naja kaouthia RắN Hổ (ELAPIDAE): Rắn biển (Hydrophiidae) Hình dạng tương tự rắn hổ nhưng có đuôi bơi chèo. Gây liệt cơ giống rắn hổ. Việt Nam có 13 loài Rắn lục (Viperidae): Thường gặp rắn lục xanh đầu vồ đuôi đỏ. - Lục tre (Trimeresurus albolabris, ở cả 3 miền), - Rắn choàm quạp Nam (Calloselasma rhodostoma), - Rắn lục mũi hếch Sapa (Agkistrodon acutus) - Rắn lục xanh đầu đỏ Bắc và Trung (Trimeresurus stejnegeri) Rắn lục tre (Trimeresurus albolabris Rắn lục xanh đầu đỏ Bắc và Trung (Trimeresurus stejnegeri) RẮN LỤC: RẮN KHÔ MỘC Triệu chứng Dấu hiệu tại chỗ: Cạp nong, cạp nia: rất ít Hổ đất: phù nề và hoại tử. Hổ chúa: phù nề mạnh không hoại tử, hay có hội chứng khoang. Bọng nước trong. Rắn lục: phù nề mạnh và hoại tử lớn lan nhanh khắp chi, dễ có hoại thư sinh hơi. Choàm quạp: phù, bọng máu, chảy máu, hoại tử có thể vào sâu lớp cơ bên trong Triệu chứng Dấu hiệu toàn thân: - Rắn hổ: liệt chi, liệt hô hấp, loạn nhịp tim, hạ Na máu. - Cạp nia: đồng tử giãn to. - Rắn lục: Chảy máu, DIC, vô niệu, tăng CK Xử trí - Tại chỗ: băng ép, bất động, cố định, không garô - Tiêm huyết thanh kháng nọc + Cơ địa quá mẫn: tiêm trước solumedrol, dùng phương pháp Besredka: 1/10ml, 3 phút sau 1/4ml, 5 phút sau toàn bộ huyết thanh. + Có thể tiêm tại chỗ hoặc tĩnh mạch. + Trung bình: 5 - 10 lọ LD50. Liều lượng trẻ em bằng người lớn. + Nếu có garô từ tuyến trước: băng ép phía trên garô, tiêm HTKN 1 lọ tĩnh mạch rồi mới tháo garô. Điều trị hỗ trợ: - Chống phù: corticoid tại chỗ, tia hồng ngoại. - Dakin pha loãng 1/3 rửa vết thương - Chống shock: corticoid, dung dịch cao phân tử, truyền máu. - Chống rối loạn đông máu - Thở máy với Vt cao nếu liệt hô hấp. Thở máy sớm khi bắt đầu yếu 4 chi hoặc SpO2 <90%. - Ăn qua ống thông. Thức ăn bảo đảm 15g NaCl/ ngày ở người lớn, kiểm tra Na máu.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.