TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – Xã hội ở khu vực Tây Nguyên

Mục tiêu của luận án và đánh giá được các ảnh hưởng đến hệ sinh thái – xã hội do sự hình thành và hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên; đề xuất được giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực biên giới ở Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHẠM HOÀI NAM NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TỚI HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trương Quang Học 2. . Trần Văn Chung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ, họp tại: vào hồi giờ ngày tháng . năm 2015. Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG HN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sau khi phân giới cắm mốc, tuyến đường tuần tra biên giới (TTBG) được hình thành. Ở Tây Nguyên, tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk và Đăk Nông. Từ năm 2008 đến nay, 3/4 tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đã tiến hành xây dựng đường TTBG. Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lại, không thể không xem xét các tác động của nó đến hệ sinh thái – xã hội và môi trường tự nhiên. Các tác động này là tương đối lớn và rõ rệt, như: việc mở đường làm chia cắt, phân mảnh môi trường, ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, làm suy giảm loài thực vật, động vật quí hiếm, tạo điều kiện cho lâm tặc vào phá rừng. và các yếu tố kinh tế - xã hội khu vực cũng thay đổi đáng kể. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, với quan điểm tiếp cận dựa trên HST luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên” được nghiên cứu. 2. Mục tiêu của luận án i) Đánh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.