TAILIEUCHUNG - Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp

Bài viết "Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp" góp phần thảo luận những tư duy căn bản đã dẫn tới chính sách phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, bước đầu góp phần đánh giá thực trạng và hệ quả của sự phân cấp đó cũng như đưa ra một số gợi ý từ góc độ xây dựng chính sách, pháp luật cần được thảo luận rộng rãi hơn. | PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH Vực KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa 87 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Dù được gọi tên khác nhau song ở đâu quyền lực nhà nước cũng cần được phân chia một cách hợp lý giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Từ gần ba thập kỷ qua đặc biệt là từ hơn 05 năm trở lại đây Việt Nam đã thực hiện phân cấp quản lý kinh tế mạnh mẽ cho chính quyền địa phương. Điều này một mặt giúp cải cách nền hành chính quốc gia thúc đẩy các địa phương đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế mang tính cạnh tranh giữa các khu vực trong toàn quốc mặt khác cũng dần dần bộc lộ những nguy cơ phân tán về thể chế ví dụ phân tán năng lực ban hành và thực thi các chính sách mang tính quốc gia nguy cơ nền kinh tế quốc dân bị phân tán bởi tính cát cứ của các nền kinh tế địa phương. Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản đã dẫn tới chính sách phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế bước đầu góp phần đánh giá thực trạng và hệ quả của sự phân cấp đó cũng như đưa ra một số gợi ý từ góc độ xây dựng chính sách pháp luật cần được thảo luận rộng rãi hơn. I. Tổng quan về tư duy phân quyền giữa trung ương và địa phương 1 Phân quyền phụ thuộc vào hình thức nhà nước Việc phân quyền giữa chính quyền trung ương và địa phương phụ thuộc đáng kể vào hình thức nhà nước là liên bang hay đơn nhất. Điều này lại được hình thành từ những lý do lịch sử và truyền thống các dân tộc hơn là từ các luận thuyết của giới học giả. Các thành bang đô thị tự trị công quốc quận quốc ở châu Âu đã có từ lâu trước khi hình thành nhà nước quốc gia bởi vậy tự trị địa phương và mầm mống liên bang đã có ở đó từ lâu đời. Điều ấy giải thích vì sao một quốc gia nhỏ như Thụy Sỹ lại có cấu trúc liên bang. Và ngược lại phong-tước kiến-địa chỉ định các quan đầu tỉnh thực thi quyền lực do triều đình ủy nhiệm là truyền thống lâu đời ở phương Đông điều ấy góp phần lý giải một quốc gia to lớn mang tầm cỡ đế quốc như Trung Hoa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.