TAILIEUCHUNG - Truyện ngắn BẢN BI CA MARIENBAT

Ngày 5 tháng chín năm 1823, một chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp trên đường từ Cacbat đến Egi ê. Buổi sáng hôm ấy trời có vẻ đã sang thu, hơi lành lạnh. Gió nhởn nhơ lướt trên những cánh đồng đã gặt, bầu trời xanh vẫn trải rộng khắp cảnh trí bao la. Trong cỗ xe có ba người: ngài cố vấn cơ mật của đại công tước xứ Xắcvâyma, Phôn Gớt (trong danh sách các tân khách đến thành phố | 999999999999999999 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 BẢN BI CA MARIENBAT 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 999999999999999999 Ngày 5 tháng chín năm 1823 một chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp trên đường từ Cacbat đến Egi ê. Buổi sáng hôm ấy trời có vẻ đã sang thu hơi lành lạnh. Gió nhởn nhơ lướt trên những cánh đồng đã gặt bầu trời xanh vẫn trải rộng khắp cảnh trí bao la. Trong cỗ xe có ba người ngài cố vấn cơ mật của đại công tước xứ Xắcvâyma Phôn Gớt trong danh sách các tân khách đến thành phố Cacbat người ta hãnh diện gọi nhà thơ bằng cái danh hiệu như vậy và hai người thân tín của ông Stađeman người lão bộc và Giôn viên thư ký người đã chép lại bản thảo của hầu hết các tác phẩm của ông từ đầu thế kỷ. Không ai nói câu nào bởi vì ông chưa hề hé răng lần nào từ lúc rời Cacbat nơi rất nhiều thiếu phụ trẻ và những thiếu nữ đã đến chào hoặc ôm hôn nhà văn nổi tiếng. Ông ngồi im lặng cặp mắt nhìn trong suy tưởng. Tới trạm nghỉ đầu tiên ông xuống xe hai người đồng hành thấy ông ghi nhanh vài chữ trên mảnh giấy. Suốt dọc đường đến tận Vâyma cảnh tượng đó lặp lại nhiều lần. Lúc vừa tới Juôtau rồi ngày hôm sau ở lâu đài Hactăngbe ở Egi ê rồi ở Pốctanếch nơi nào cũng vậy mối quan tâm đầu tiên của ông là ghi lại những gì đã nghiền ngẫm trong đầu óc trên đường đi. Cuốn nhật ký của ông ghi vắn tắt Làm thơ 6 tháng 9 tiếp tục làm thơ chủ nhật 7 tháng 9 xem lại bài thơ lần nữa 12 tháng 9 . Tới Vâyma tác phẩm đã hoàn thành. Đó là Bản bi ca Marienbat một bài thơ của tuổi già bài thơ thâm thúy nhất sâu kín nhất và cũng là bài thơ ông yêu thích nhất một lời vĩnh biệt hào hùng một bước ngoặt vinh quang. Trong một cuộc chuyện trò Gớt đã gọi bài thơ đó là Nhật ký của cõi lòng thầm kín quả vậy có lẽ không một trang nào trong nhật ký của ông lại thố lộ một cách chân thực bằng bài thơ vừa băn khoăn đau xót vừa than vãn bi thảm này chưa có lần nào trong những năm tuổi trẻ của ông mà nguồn thơ trữ tình lai láng lại trực tiếp tràn ra từ chính đời ông như vậy không một tác phẩm nào

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.