TAILIEUCHUNG - IV..2. HỆ VI SINH VẬT CÁ V.2. 1. Đặc điểm của cá Thành phần hoá học của cá gần giống thịt: hàm lượng nước từ 65÷85%, nhiều chất dinh dưỡng như lipid: 0,1÷33%, protein: 12÷23%, vitamin... Cá thường được bảo quản nguyên con, do có lớp nhớt nên chứa nhiều vi

IV2. HỆ VI SINH VẬT CÁ . 1. Đặc điểm của cá Thành phần hoá học của cá gần giống thịt: hàm lượng nước từ 65÷85%, nhiều chất dinh dưỡng như lipid: 0,1÷33%, protein: 12÷23%, vitamin. Cá thường được bảo quản nguyên con, do có lớp nhớt nên chứa nhiều vi sinh vật sẽ gây hư hỏng khi bảo quản. Ngoài ra cá còn có hệ vi sinh vật đường ruột, khi vi sinh vật đường ruột phát triển mạnh sẽ thuỷ phân màng ruột, sau đó chúng theo ống xương đến những lớp thịt. Vi sinh vật ở mang cá rất nhiều, mang cá có nhiều mạch máu nên vi sinh vật xâm nhiễm đến thịt dễ dàng. Mặt khác khi đánh bắt cá không biết con nào mắc bệnh, khi bảo quản cả khối cá thì vi sinh vật nhiễm từ những con bị bệnh sang những con khác làm cho cả khối cá bị hư hỏng. Cá có nhiều protein đơn giản hơn thịt nên cá dễ bị thối rữa hơn thịt. . 2. Hệ vi sinh vật của cá Hệ vi sinh vật trên bề mặt cá từ 103÷106 tế bào trên 1cm2. Hệ vi sinh vật ở cá thường phụ thuộc vào loài cá, thành phần lớp nhầy trên da cá và phụ thuộc vào các điều kiện khác như thời gian đánh bắt cá. Những loài cá sống ở tầng đáy, lớp bùn có nhiều vi sinh vật nên hệ vi sinh vật đa dạng hơn cá sống ở tầng mặt. Cá sống ở nước mặn ít vi sinh vật hơn cá sống ở nước ngọt. Lượng vi sinh vật trên bề mặt cá cũng phụ thuộc vào lượng vi sinh vật trong nước. Khi trời mưa vi sinh vật trong đất theo nước xuống ao hồ làm cho lượng vi sinh vật trên cá cũng tăng cao. Hệ vi sinh vật trên cá rất phong phú và đa dạng gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc Tuy nhiên vi khuẩn là chủ yếu: Micrcoccus cereus, Micrcoccus flavus, Pseudomonas fluorescen, Proteus vulgaris và phụ thuộc vào môi trường. Trong mang cá có nhiều mạch máu, O2, pH trung tính nên ở mang cá chủ yếu là vi sinh vật hô hấp hiếu khí, thích hợp pH trung tính nhiều nhất là Pseudomonas fluorescen. Trong ruột cá có nhiều vi sinh vật trực khuẩn đường ruột hô hấp kỵ khí như: Clostridium sporogenes, Clostridium putrificum, Salmonella, Ecoli Sự thối rữa cá Cá tươi sẽ không bảo quản được lâu nếu không xử lý sơ bộ như móc mang cá, ruột cá vì đây là những bộ phận chứa nhiều vi sinh vật có thể làm hư hỏng cá. Cũng như tất cả sinh vật khác, tế bào cá cũng có khả năng miễn dịch tự nhiên ức chế đối với các vi sinh vật khi còn sống. Khi bị chết khả năng này mất đi. Khi cá chết các vi sinh vật trong mang, ruột và trên da cá phát triển mạnh và xâm nhâp vào các mô làm cho cá bị ươn, sau đó protein bị thuỷ phân làm cho cá bị thối rữa, cá bắt đầu bị thối rữa khi tế số lượng vi sinh vật lên tới 107÷108 tế bào/ 1g. Sự ươn cá không những chỉ có quá trình vi sinh mà còn có cả quá trình sinh hoá do sự hoạt động của các enzyme, quá trình sinh hoá gọi là hiện tượng tự phân. Trước hết sự thối rữa bắt đấu từ ngoài rồi xâm nhập vào bên trong. Protein bị phân huỷ tạo thành các hợp chất có chứa nitơ làm cho thịt cá có tính kiềm sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoại sinh phát triển. Thịt cá thay đổi màu sắc, có mùi khó ngửi do sự phân huỷ protein tao thành ammoniac, sulfuahydro, indol, Quá trình thối rữa cá rất phức tạp và phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh và thành phần vi sinh vật có mặt. Các vi khuẩn thường thấy là: Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Bacillus mesentericus, Chromobacterium progodiosum, Proteus vulgaris, Clostridium putrificus, Clostridium sporogenes. Các nấm mốc có khả năng phân huỷ thịt cá là: Aspergillus, Penicilium, Mucor Đặc biệt nguy hiểm là loài vi khuẩn Clostridium botulinum trong quá trình phân huỷ protein thành chất độc botulin. Vi sinh vật gây bệnh cá Các vi sinh vật trong đất, xác động vật nhiễm vào nước là nguyên nhân gây nên các bệnh cho cá. Khi gặp điều kiện thuận lợi những vi sinh vật này phát triển mạnh và chúng xâm nhập và cơ thể cá qua đường da, miệng, mang, ruột. Bình thường cá có sức đề kháng nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi chúng xâm nhập vào các tổ chức hay tế bào thịt cá gây nên một số bệnh cho cá. Ví dụ như: bệnh đinh nhọt ở cá hồi do Bacterium salmonicida, bệnh lao do Mycobacterium piseium Ngoài ra cá còn một số bệnh do vi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.