TAILIEUCHUNG - Bài thuyết trình: Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Tâm lý học có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, nội dung bài thuyết trình "Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức" dưới đây. Nội dung bài thuyết trình cung cấp cho các bạn những kiến thức về ý thức đạo đức, động cơ và tình cảm, thiện chí và thói quen đạo đức, mối quan hệ giữa các nhân tố của cấu trúc hành vi đạo đức. | CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC Nhóm 6 Lớp C14TH02 Nội dung bài học 2 1. Ý THỨC ĐẠO ĐỨC Ý thức đạo đức là khả năng hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức, thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy và tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo sự thúc đẩy bởi động cơ bên trong. Ý thức đạo đức thường được biểu hiện ở tri thức và niềm tin đạo đức. 3 3 a. Tri thức đạo đức Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức. 4 Nhờ tri thức đạo đức mà con người biết được điều nào đúng, điều nào sai, điều nào nên làm, điều nào không nên làm. VD: Hành động chào hỏi. Nếu thiếu tri thức đạo đức thì con người dễ phạm sai lầm. VD: Thiếu sự hiểu biết về luật giao thông. Cần phân biệt giữa việc hiểu tri thức đạo đức với việc học thuộc các tri thức đạo đức. VD: Học sinh học thuộc khái niệm “trung thực” nhưng vẫn có hành vi quay cóp. 5 Hình thành tri thức đạo đức cho học sinh thông qua: Các môn học, đặc biệt là môn GDCD, cần kết hợp các câu chuyện kể, video clip. Cho học sinh tiếp xúc với những nhân cách cụ thể đã có hành vi đạo đức tốt. VD: Bác Hồ, Phạm Văn Đồng Tổ chức cho học sinh trải nghiệm và nhận thức được kết quả của hành vi bản thân thông qua các hoạt động cụ thể: giúp đỡ người già, người neo đơn, giúp bạn vượt khó 6 b. Niềm tin đạo đức Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của cá nhân vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy. Niềm tin đạo đức là cơ sở để bộc lộ những phẩm chất ý chí đạo đức, tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động của con người: lòng dũng cảm (cứu người bị nạn ), tính kiên quyết (đấu tranh chống thói hư tật xấu ), tính kiên trì (giáo dục học sinh chưa ngoan ) 7 Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào: Việc hiểu biết các chuẩn mực, các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.