TAILIEUCHUNG - ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Đầu thế kỷ 20, văn học nước ta bước vào giai đoạn bùng phát mạnh mẽ. Từ phía các chí sĩ duy tân, và từ phía các trí thức Tây học, văn học đều nhất loạt chuyển mình theo hướng cận đại hoá. Trong vòng khoảng chưa đầy ba chục năm, nền văn học mới của dân tộc đã phát triển đến mức thành thục. Tại sao văn học nước ta có sự phát triển nhanh chóng như thế? Sự phát triển ấy phải chăng chỉ là sự thay thế của văn học phương Tây đối với văn học. | ÔN TẬP VÀN HỌC TRUNG ĐẠI NHỮNG RẠN NỨT TRONG QUAN HỆ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NỬA CUỐI THẾ KỶ 19 ĐOÀN LÊ GIANG Đầu thế kỷ 20 văn học nước ta bước vào giai đoạn bùng phát mạnh mẽ. Từ phía các chí sĩ duy tân và từ phía các trí thức Tây học văn học đều nhất loạt chuyển mình theo hướng cận đại hoá. Trong vòng khoảng chưa đầy ba chục năm nền văn học mới của dân tộc đã phát triển đến mức thành thục. Tại sao văn học nước ta có sự phát triển nhanh chóng như thế Sự phát triển ấy phải chăng chỉ là sự thay thế của văn học phương Tây đối với văn học cũ hay là từ bản thân văn học cũ cũng đã có những tín hiệu và nhu cầu đổi mới Sự đổi mới nếu có chỉ là những đổi mới một cách vô ý thức thể hiện trong sáng tác hay là cũng có ý thức thể hiện cả trong lý luận tức là quan niệm văn học Trong bài viết này chúng tôi thử khảo sát lại văn học cuối thế kỷ 19 đặc biệt là những tác phẩm có tính chất lý luận để thử tìm lời giải đáp cho vấn đề trên. Quan niệm văn học trung đại trung đại hiểu theo nghĩa thời phong kiến đã được hình thành cùng với quá trình hình thành nền văn học viết dân tộc. Quan niệm có tính chất trung đại điển hình được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn văn học Trung kỳ trung đại từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17 với quan niệm văn học là phương tiện thể hiện Chí Tâm Đạo của kẻ sĩ quân tử nhân vật lý tưởng của loại văn học này là kẻ sĩ quân tử. Cùng vớI nói vẻ đẹp nghệ thuật được đề cao là Cao Cổ Hùng Đạm Nhã Hậu. Sang đến Hậu kỳ trung đại thế kỷ 18 - 19 những quan niệm trên đã bị rạn nứt cùng với sự xuất hiện của dòng văn chương tài tử. Đến giũa thế kỷ 19 trước sự xâm lăng của phương Tây văn học nước ta đã có hai phản ứng trái ngược nhau. Một mặt văn học lui về cố thủ một cách cứng rắn hơn trong những quan niệm Nho giáo chính thống đồng hoá bảo vệ dân tộc với bảo vệ Đạo Thánh . Mặt khác nó cũng lại cố gắng gấp rút thoát ra khỏi những quan niệm có tính chất quy phạm phong kiến. Tính chất lưỡng phân ấy thể hiện khá rõ trong nhiều tác gia văn học giai đoạn này Nguyễn Đình Chiểu Phan Văn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.