TAILIEUCHUNG - Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển

Thơ cổ nhất còn lưu bản thảo đến được thời ta là thơ đời Lý. Thơ đời Lý mạnh ở chủ đề triết học, con người đối diện với hư vô, thơ thường do các nhà sư viết hay bàn về cái mất còn bản thể luận. Bút pháp ưa dùng là bút pháp tổng hợp, khái quát, rất ít miêu tả cụ thể. Muốn tìm trong thơ dấu vết phong tục tập quán ăn tết của tổ tiên ta thời Lý thì khó lắm. Nói đến thơ xuân thời Lý, người ta hay nhắc đến bài Có bệnh. | Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển Thơ cổ nhất còn lưu bản thảo đến được thời ta là thơ đời Lý. Thơ đời Lý mạnh ở chủ đề triết học con người đối diện với hư vô thơ thường do các nhà sư viết hay bàn về cái mất còn bản thể luận. Bút pháp ưa dùng là bút pháp tổng hợp khái quát rất ít miêu tả cụ thể. Muốn tìm trong thơ dấu vết phong tục tập quán ăn tết của tổ tiên ta thời Lý thì khó lắm. Nói đến thơ xuân thời Lý người ta hay nhắc đến bài Có bệnh bảo mọi người Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác tên thật Lý Trường 1052-1096 . Bài thơ chỉ nói quy luật lạnh lùng của thời gian và ý chí vượt lên của con người Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai. Thơ cho thấy một ý tưởng hơn là thấy một cảnh sống. Nhưng hình ảnh cành mai sáng thanh khiết ở cuối bài đã lưu lại ấn tượng xuân sắc của thơ ca đời Lý. Đến đời Trần chuyện đánh giặc cứu nước hào khí cha ông cho đến khung cảnh làng mạc đời thường đã ít nhiều có mặt trong thơ dù vẫn còn nhiều ước lệ. Trần Nhân Tông 1258-1308 ông vua anh hùng ông vua thi sĩ và vị tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm viết khá nhiều thơ xuân thán phục lẽ lớn của tạo vật nhưng cũng bộc lộ những quan sát đời thực đầy cảm hứng. Bài thơ Sáng xuân Xuân hiểu với hình ảnh đôi bướm trắng phần phật cánh bay sấn đến với hoa cho thấy niềm cảm mến trần thế của tác giả. Âm hưởng hạnh phúc tạo nên chất thơ đã nảy sinh từ nội tâm tác giả Ông thấy là bướm bay sấn đến chứ không chỉ là bay đến với hoa. Cái vồ vập ấy là của người truyền cho tạo vật. Cuối đời Trần đọc đến thơ Phạm Nhữ Dực người sống cùng thời với Nguyễn Phi Khanh thì chất liệu sinh động của đời sống tràn vào thơ đã thay nhiều cho ước lệ. Trong bài Lập Xuân đã thấy công việc đồng áng lễ tiết cuối tháng chạp hai vụ đã xong đồ lễ tiết lập xuân có con én bằng giấy màu và con trâu đất nặn mong ước lớn nhất của người dân là mong được mùa. Đây cũng là khuynh hướng phát triển chung của thơ tiến đến đời sống thực cả chất liệu lẫn chủ đề. Sau này

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.