TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đến dự báo bão trên Biển Đông

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc với bốn chương bao gồm: Chương 1 - Tổng quan về phương pháp OSSE, Chương 2 - Phương pháp đồng hóa, Chương 3 - Số liệu và phương pháp, Chương 4 - Kết quả thử nghiệm. | Tương tự quy ước trong , đường màu xanh là áp suất cực tiểu tại tâm bão của quá trình giả lập khí quyển. Đường màu đen là dự báo áp suất cực tiểu tại tâm bão của quá trình điều khiển. Hai đường màu đỏ và da cam lần lượt là các dự báo áp suất cực tiểu của thử nghiệm 1 và 2. Tại thời điểm dự báo 19 giờ 25/10/2012, dự báo áp suất cực tiểu tại tâm bão của điều khiển khá sát với áp suất cực tiểu mô phỏng. Tuy nhiên trong khoảng 54 giờ dự báo đầu tiên, dự báo này thiên cao hơn và từ hạn dự báo 54 đến 72 giờ thì thiên thấp hơn áp suất cức tiểu mô phỏng. Khi có sự đồng hóa thêm quan trắc thám không từ Hoàng Sa và Trường Sa, thì dự báo được cải thiện hơn trong 12 giờ dự báo đầu tiên và từ hạn dự báo 42 đến 54 giờ. Điều này được thể hiện bằng việc đường màu đỏ trong các hạn dự báo này nằm giữa đường màu xanh và màu đen. Trong các hạn dự báo còn lại, việc đồng hóa thêm số liệu thám không tại Hoàng Sa và Trường Sa không cải thiện được dự báo. Với trường hợp đồng hóa thêm số liệu tại Trường Sa, các kết quả thu được cũng tương tự như trong thử nghiệm 1.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.