TAILIEUCHUNG - ĐÊ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP THUỘC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA
Năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách thực hiện kiềm chế lạm phát là một vấn đề kinh tế cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nếu mức độ lạm phát ở mức vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu tỉ lệ ở mức hai con số thường sẽ làm cho. | - Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phương tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,.; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước. Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những sai phạm.
đang nạp các trang xem trước