TAILIEUCHUNG - Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc

Vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâm chiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau: một là, lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa; hai là, giải quyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay; ba là, nhận định về một vài khả năng giải quyết vấn đề của chính sách đối ngoại Việt Nam. | HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO Bộ môn chính sách đối ngoại Việt Nam Tiểu luận VẤN ĐỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC Họ và tên Nguyễn Thị Tố Nữ Lớp I33 Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2009 LỜI NÓI ĐẦU Nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ân Độ Dương và trong khu vực biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đã trở thành mục tiêu tranh giành của các nước trong khu vực Biển Đông gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong số các quốc gia khu vực biển Đông Trung Quốc là quốc gia có ý đồ bành trướng mạnh mẽ nhất và cũng là quốc gia bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế nhất thể hiện qua các chính sách và các hành động cụ thể của nước này đối với hai quần đảo nói trên. Những chính sách và hành động của Trung Quốc đã tạo ra không ít khó khăn cho quá trình giải quyết hòa bình các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tạo nên sự căng thẳng cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực đồng thời còn đặt ra một nhiệm vụ vô cùng nặng nề cho chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng như giữ gìn mối quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâm chiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy bài viết sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau một là lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa hai là giải quyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay ba là nhận định về một vài khả .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.