TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi mùa khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam

Luận văn tiến hành phân tích những xu thế biến đổi của lượng mưa và nhiệt độ trong những giai đoạn dài (thập kỉ) để đưa ra những nhận định về biến đổi khí hậu diễn ra ở nơi đây. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích những biến động mùa khí hậu để làm rõ sự dịch chuyển mùa. | tại khu vực Đông Bắc cũng có những sự thay đổi lớn qua từng giai đoạn, đặc biệt trong hai thập kỉ cuối cùng là 1991-2000 và 2001-2010. Trong khi ở 2 thập kỉ đầu, hình thế mưa khá giống nhau với 2 cực đại ở phía đông khu vực (Móng Cái) và tây khu vực (Lạng Sơn), xen kẽ là 2 cực tiểu ở phía nam (Hải Phòng) và phía bắc (Cao Bằng). Lượng mưa đạt cực đại ở Móng Cái (trên 1200 mm/tháng) , sau đó giảm dần về phía tây bắc, tăng trở lại ở Lạng Sơn với 1 lượng yếu hơn (800-900 mm/ tháng) và giảm trở lại ở Cao Bằng (dưới 600 mm/ tháng). Sang thập kỉ thứ 3 đánh dấu sự thay đổi khá đột ngột, diện mưa giảm trên toàn vùng với khu vực khô hạn mở rộng từ Lạng Sơn về cả 2 hướng phía bắc và phía nam. Sự mở rộng này khiến cho khu vực mưa lớn tại Lạng Sơn bị đẩy lùi sang phía tây và chỉ duy trì được lượng mưa từ 700-800 mm/ tháng. Tuy nhiên tới thập kỉ cuối cùng, diện mưa tăng trở lại với sự thu hẹp của khu vực khô hạn ở Lạng Sơn. Vùng khô hạn ở Hải Phòng được thay thế bởi vùng mưa lớn hơn, cho thấy hình thế mưa có xu hướng trở về với hình thế mưa của 2 thập kỉ đầu tiên. Khu vực khô hạn ở Cao Bằng vẫn tồn tại nhưng cũng thu hẹp hơn so với thập kỉ 1991-2000. Nhìn chung sau 4 thập kỉ, phân bố mưa tại các tỉnh Đông Bắc có xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh nhất vào thập kỉ thứ 3 và tăng trở lại vào thập kỉ thứ 4.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.