TAILIEUCHUNG - Báo cáo thực tập: Điều tra kinh tế xã hội và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản của các xã Lộc Điền và Lộc An huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài "Điều tra kinh tế xã hội và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản của các xã Lộc Điền và Lộc An huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế" được thực hiện nhằm thấy được tình hình nuôi trồng thủy sản của hai xã, nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất. | Một điều đáng mừng ở đây là khi dịch bệnh xảy ra đã có sự giám sát, quản lý của chính quyền nhân dân hai xã, từ đó hai bên cùng nhau phối hợp dập dịch, bảo đảm an toàn không xảy mầm bệnh ra môi trường chung, ảnh hưởng đến toàn vùng nuôi. Ngoài ra công tác tiêu huỷ ao ở đây ban quản lý của cả hai xã Lộc Điền và Lộc An còn vận động bà con tiến hành xử lý môi trường xung quanh để tiêu diệt triệt để mầm bệnh, nâng cao ý thức tự giác cho người nuôi phải có trách nhiệm hơn cho toàn vùng nuôi chung khi có dịch bệnh xảy ra, cần phải báo cáo cho cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương để tiêu huỷ và đảm bảo sự an toàn cho các vùng nuôi tôm xung quanh hạn chế thấp nhất mức độ lây nhiên về điều kiện kinh phí để thực hiện việc này thì hiện nay ban quản lý của xã Lộc Điền và Lộc An vẫn chưa đủ để thực hiện. Đây là khó khăn cơ bản khi tiến hành xây dựng các vùng nuôi an toàn, bền vững. Riêng nuôi cá nước ngọt thì tình trạng dịch bệnh không xảy ra nhiều và nguy hiểm như nuôi tôm, chỉ có 2,08% tức 1 hộ xảy ra tình trạng cá chết do mắc phải bệnh xuất huyết là không chữa được còn lại tất cả các hộ nuôi cá chỉ gặp phải các bệnh như rận cá, nấm đều có thể chữa được và không ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi. Như vậy cho thấy rằng nuôi cá nước ngọt tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng mức rủi ro ít hơn nhiều so với nuôi tôm.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.