TAILIEUCHUNG - Bài giảng Địa chất thủy văn đại cương: Chương 1 - Nước trong thiên nhiên
Bài giảng Địa chất thủy văn đại cương: Chương 1 - Nước trong thiên nhiên giới thiệu tới các bạn khái niệm nước; cấu trúc và đặc tính của nước. Mời các bạn tham khảo bài giảng để nắm bắt nội dung chi tiết, với các bạn chuyên ngành Thủy văn thì đây là tài liệu hữu ích. | CHƯƠNG I NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN I. NƯỚC LÀ GÌ? 1. Cấu trúc của nước: Cấu tạo của phân tử nước b). Thành phần của nước 1) Các phân tử nước tự do, với tính lưỡng cực Nuớc là một dung môi tốt nhờ vào tính luỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion nhu axít, ruợu và muối dđều dễ tan trong nuớc. Tính hòa tan của nuớc cũng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nuớc. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng mối liên kết hydro Các phân tử có mối liên kết hydro tạo nên cấu trúc hình 4 mặt với khoảng cách giữa H và O là 1,76A0 nghĩa là nhỏ hơn đường kính phân tử nước. Nguyên tố hydro có đến 5 đồng vị H1, H2, H3, H4 và H5 với trọng lượng nguyên tử tương ứng là 1, 2, 3, 4, và 5. Nguyên tố ôxy có 3 đồng vị: O16, O17, O18 với các trọng lượng nguyên tử là 16, 17, 18. Người ta xác định rằng trong các điều kiện trên mặt đất thì lượng phân bố của các đồng vị hydrô như sau: cứ nguyên tử H1 thì có một nguyên tử H2, còn H3, H4, H5 thì vô cùng ít ỏi, chúng chỉ phân bố trong không gian giữa các hành tinh với nhiệt độ thấp, vả lại chu kỳ bán phân hủy của H3, H4, H5 rất ngắn, ví dụ chu kỳ bán phân hủy của H4 chỉ bằng 4, 10-11 giây. Lượng phân bố của các đồng vị oxy như sau: cứ nguyên tử O16 thì có 5 nguyên tử O18 và 1 nguyên tử O17. 2. Một vài đặc tính của nước: a) Nước có khối lượng riêng mật độ lớn nhất ở +3,980C b) Nhiệt dung lớn c) Tiềm nhiệt bốc hơi và tiềm nhiệt nóng chảy lớn d) Sức căng mặt ngoài lớn e) Khả năng hòa tan cao
đang nạp các trang xem trước