TAILIEUCHUNG - DE CUONG CHI TIET Y-PHAP

| BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH: TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: BÁC SĨ ĐA KHOA _ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Y PHÁP 2. Số đơn vị học trình: 02 (01LT/01TT) 3. Trình độ sinh viên: sinh viên năm thứ năm 4. Phân bổ thời gian: - Lên lớp: 15 tiết lý thuyết - Thực tập phòng thí nghiệm hay phòng chiếu: 30 tiết (sinh viên chia nhóm 15 – 20 sinh viên) - Đi thực tế tham quan học tập ở nhà đại thể bệnh viện (nếu có điệu kiện) (nhóm giống nhóm đi lâm sàng) hoặc trung tâm Pháp Y Tp. Cần Thơ. 5. Điều kiện tiên quyết: - Sinh viên dự lý thuyết tối thiểu 75% số tiết - Thực tập 100% số buổi thực tập (trình chiếu các hình mẫu, các tổn thương hay video clip mổ tử thi, hay sinh viên đi thực tập tai TT Pháp Y và làm biên bản giải phẫu tử thi hay giám định thương tích). 6. Mục tiêu của học phần: 1. Trình bày được vai trò của ngành y pháp. 2. Nêu được những nét lịch sử phát triển của ngành trên thế giới và nước ta. 3. Trình bày được nội dung của công tác y pháp. 4. Xác định được trách nhiệm của người thầy thuốc y pháp đối với các cơ quan pháp luật. 7. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần: Nội dung công tác y pháp: 1. Cung cấp kiến thức chủ yếu của lĩnh vực của y pháp hình sự 2. Cung cấp kiến thức lĩnh vực các lĩnh vực y pháp dân sự. 3. Cung cấp kiến thức lĩnh vực các lĩnh vực y pháp nghiệp vụ y tế. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Dự lớp lý thuyết: chuẩn bị bài trước, thảo luận cuối giờ và đặt câu hỏi cho giảng viên. Dự thực tập: theo dõi các tổn thương mẫu được trình chiếu, đặt câu hỏi. 9. Tài liệu học tập: Giáo trình chính : Tài liệu học tập: 1. Đinh Gia Đức (2007): Y pháp học . Nhà xuất bản y học Hà Nội Tài liệu tham khảo: 1. Lê Trọng Lân (2003): Giáo trình Y pháp Bộ môn giải phẫu bệnh Y pháp ĐH Y Khoa Huế 2. Vũ Dương: tài liệu tập huấn pháp y 3. Scott . (2004): Color atlas of the autopsy. CRC Press Boca London – New York – Wasington . II. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ 1. Các học phần có thực hành tại phòng thí nghiệm: - Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành. Nếu vắng có lý do chính đáng phải xin phép Bộ môn để đổi nhóm thực tập. Trường hợp không thể đổi nhóm được thì Bộ môn sắp xếp tổ chức buổi thực tập riêng cho sinh viên (Bộ môn làm đề nghị, gửi Phòng đào tạo đế xác nhận và gửi về Phòng Quản trị thiết bị để dự trù thực tập). Nếu vắng thi không phép hoặc vắng thi có phép nhưng chưa thực tập bù thì sinh viên không được dự thi kết thúc học phần. Sinh viên phải thực tập bù mới được dự thi kết thúc học phần lần 2. - Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần – ĐHP) bao gồm: điểm kiểm tra (ĐKT) chiếm trọng số 30% và điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 70%. Điểm được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến 0,5 điểm. Điểm học phần được tính theo công thức sau: Cách đánh giá điểm kiểm tra Điểm kiểm tra là điểm trung bình cộng bài phúc trình, điểm kiểm tra đầu giờ, cuối giờ của mỗi bài thực tập. Trưởng Bộ môn quyết định hình thức kiểm tra và thông báo trước cho sinh viên. 2. 1 Cách đánh giá điểm thi kết thúc học phần Điểm thi kết thúc học phần là điểm trung bình cộng của các điểm. III. Nội dung chi tiết của học phần: Mã số Tên bài học Lý thuyết Thực hành 01 Giới thiệu môn pháp Y 2 02 Tử thi học 2 2 03 Thương tích học y pháp 2 4 04 Tử vong do ngạt trong pháp y 2 2 05 Tổn thương do tai nạn giao thông 2 4 06 Thương tích do điện 2 2 07 Độc chất học Y pháp 2 2 08 Hiếp dâm – phá thai phạm pháp – giết trẻ sơ sinh 2 Tổng số 15 30 Cần thơ, ngày tháng 09 năm 2009 Duyệt Hiệu Trưởng Trưởng Khoa Bộ môn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.