TAILIEUCHUNG - Quan hệ kinh tế Việt - Pháp: Thực tiễn và triển vọng

Bài viết khái quát quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Pháp, đồng thời chứng minh những tiềm năng và cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới. Mời bạn cùng tham khảo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 30 Số 2 2014 42-47 Quan hệ kinh tế Việt - Pháp Thực tiễn và triển vọng Bùi Thành Nam Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 4 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 4 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 4 năm 2014 Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế Việt Nam việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước có tiềm năng thương mại và đầu tư lớn như Cộng hòa Pháp là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những ràng buộc trong lịch sử quan hệ kinh tế Việt - Pháp đã có những thăng trầm nhất định. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu quan hệ kinh tế giữa hai nước có nhiều khởi sắc và đứng trước những cơ hội rõ ràng để tiếp tục phát triển. Bài viết khái quát quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Pháp đồng thời chứng minh những tiềm năng và cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới. Từ khóa Quan hệ kinh tế Việt Nam Pháp. 1. Quan hệ kinh tế Việt - Pháp Những nốt trầm từ sau chiến tranh Đông Dương Sau cuộc chiến tranh Đông Dương Việt Nam và Pháp đã có những cố gắng nhằm kết nối mối quan hệ giữa hai nước. Ngày 14 10 1955 một thỏa thuận thương mại khiêm tốn được ký kết cho phép Pháp mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội nhằm tìm kiếm và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đồng thời hỗ trợ các quan hệ khác giữa hai nước. Tuy nhiên những nhận thức chưa được chia sẻ trong quan hệ song phương trong bối cảnh hậu quả của cuộc chiến tranh Đông dương còn phơi bày trước mắt cũng như các vấn đề quốc tế đặc ĐT. 84-915400035 Email btnam224@ biệt là chiến tranh Lạnh đang ở lúc cao trào đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ giữa hai nước nói chung cũng như quan hệ kinh tế nói riêng. Trong bối cảnh hai nước đều chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến ý thức hệ tàn khốc thập niên 1950 1960 rất khó để .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.