TAILIEUCHUNG - CƠ QUAN HÔ HẤP - PHỔI

Là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp. Là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí. Chuyển máu tĩnh mạch thành máu động mạch. | Phổi Nhóm 4 I. Khái niệm phổi Là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp. Là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí. Chuyển máu tĩnh mạch thành máu động mạch. vị trí của phổi trong cơ thể II. Cấu tạo phổi 1. Cấu tạo đại thể: Hình dạng: hình nón Gồm phổi trái và phổi phải được ngăn cách bởi khoang trung thất. Mỗi phổi được bọc trong một thanh mạc gồm 2 lá được gọi là màng phổi. Mỗi phổi gồm mặt ngoài, mặt trong, nền phổi, đỉnh phổi, bờ trước, bờ sau. Thể tích sống của phổi là 3500cm3, khối lượng khoảng 1kg. a. Mặt ngoài: Hình cong rất rộng, uốn khung vào lồng ngực. Phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ. Giữa các thuỳ có các rãnh liên thuỳ. Ở phổi phải: rãnh liên thuỳ lớn đi chéo từ trên xuống, rãnh liên thuỳ bé đi ngang. Ở phổi trái: rãnh liên thuỳ đi chếch từ trên xuống. Ở đỉnh phổi có rãnh động mạch duới đòn. b. Mặt trong: Là mặt trung thất, có thực quản và động mạch chủ ở trung thất sau, có tim ở trung thất trước. Có núm phổi đi qua. Núm phổi chia mặt trong thành diện sau và diện trước núm phổi. c. Nền: Phần nền lõm và rộng, uốn cong theo cơ hoành d. Bờ: Bờ trước mỏng, sắc, ngắn. Bờ sau dày , tròn, dài. e. Đỉnh: Đỉnh phổi tròn. Đỉnh phải cao hơn đỉnh trái ứng với sườn 1 ở ngoài và động mạch dưới đòn ở trong. 2. Cấu tạo vi thể: Phổi được cấu tạo bởi các đơn vị gọi là tiểu thuỳ phổi. Đó là những khối hình tháp cấu tạo bởi sự phân nhánh của các phế quản, động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và mô liên kết đàn hồi. Trong tiểu thuỳ phổi chia thành các ống nhỏ gọi là tiểu phế quản. Tận cùng của các tiểu phế quản là tiền đình. Từ tiền đình toả các ống dẫn phế nang dẫn đến thuỳ phễu. Mặt trong của phế nang có lớp tế bào biểu bì có khả năng thực bào bụi và dị vật 3. Màng phổi Bao gồm 2 lá: Lá tạng bao lấy phổi, đính vào phổi. Là thành được dính vào trong lồng ngực. Giữa 2 lá là xoang ảo làm cho phổi không dính sát vào lồng ngực khi thở, bảo đảm cho phổi co giãn cùng với sự nâng lên và hai xuống của lồng ngực. III. Cơ chế hô hấp của phổi: Khi cơ hô hấp co (cơ gian sườn, nâng sườn, thang) làm đầu sườn trước thấp hơn sau và nâng lên cùng với xương ức làm ngực rộng ra. Lúc đó cơ hoành co lại vòm cơ dẹp xuống dưới, đáy lồng ngực rộng lên. Kết quả thể tích lồng ngực tăng lên làm 2 lá phổi căng ra, áp lực ở phế quản và phế nang giảm, thấp hơn ngoài không khí. Không khí tràn vào phổi (hít vào). Sau đó các cơ trên giãn cùng với sự co các cơ đối lặp (gian sườn trong, vùng bụng.) khiến lồng ngực hẹp lại, thể tích phổi giảm, áp lực trong phổi cao hơn ngoài: không khí ra khỏi phổi (thở ra).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.