TAILIEUCHUNG - Bài giảng Xung đột lợi ích - Đi tìm định nghĩa và khung pháp lý ở Việt Nam - Trần Thị Lan Hương
Bài giảng Xung đột lợi ích - Đi tìm định nghĩa và khung pháp lý ở Việt Nam trình bày về khái niệm xung đột lợi ích; khung pháp lý về xung đột lợi ích; xung đột lợi ích - khía cạnh tổ chức, cơ quan. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này. | ‘XUNG ĐỘT LỢI ÍCH’ Đi tìm định nghĩa và khung pháp lý ở Việt Nam Trần Thị Lan Hương Ngân hàng thế giới Xung đột lợi ích là gì? 1/2 Định nghĩa không thấy trong văn bản pháp quy của Việt Nam Từ điển tiếng Việt 2010 – Trung tâm từ điển ‘xung đột’ – ‘va chạm chống đối nhau do mâu thuẫn gay gắt’ ‘lợi ích’ – ‘điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy’ Xung đột lợi ích là gì? 2/2 Định nghĩa của OECD: “là xung đột giữa nhiệm vụ công và lợi ích cá nhân của một cán bộ, trong đó lợi ích cá nhân của cán bộ này có thể tác động không đúng đắn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình” Khái niệm xung đột ‘hiển nhiên’ và ‘tiềm tàng’ Ví dụ: cán bộ có công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý; công ty có thể do vợ hoặc con mình quản lý; cán bộ phải ra quyết định mở một tuyến đường mới – tuyến đường đó nằm gần khu vực nhà của cán bộ ‘Xung đột lợi ích’ – Tại sao là vấn đề? Hiến pháp 1992, sửa đổi 2001 Điều 6: ‘Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua QH và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân’ Điều 8: ‘Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền’ Vấn đề là làm sao đảm bảo được tính liêm chính của các chính sách công và quyết định hành chính mà không tước đoạt lợi ích cá nhân của cán bộ Điểm qua khung pháp lý về XĐLI 1/2 Quy định 115-QĐ/TW về 19 điều đảng viên không được làm (điều 1, các điều 9 đến 16) – tương đối chi tiết Các Luật tổ chức, bầu cử QH & HĐND (2001&03): Cán bộ ‘bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ’, có tiêu chuẩn về đại biểu, rất ít quy định về XĐLI; Luật PCTN 2005; Luật cán bộ, công chức 2008 – có quy định cơ bản và chi tiết nhất về ngăn ngừa xung đột lợi ích Điểm qua khung pháp lý về XĐLI 2/2 Cụ thể: Luật PCTN 2005: Mục 3 – Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí, công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Điều – những việc không được làm; Điều 40: việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức Mục 4 – Minh bạch tài sản, thu nhập Luật cán bộ công chức điều 15 ‘Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ’ Mục 4, điều 18, 19, 20 các mục công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ, bí mật nhà nước, các điều khoản cấm trong Luật PCTN Quyết định 64/2007 về quy chế tặng quà, nhận quà; Nghị định 102/2007 về thời hạn không được kinh doanh đối với cán bộ; Quyết định 85/2008 danh mục những người phải kê khai tài sản; Các quy tắc ứng xử của Bộ, ngành, địa phương Tuy nhiên không rõ là Đại biểu dân cử có bị điều chỉnh bởi toàn bộ các quy định nói trên hay không! ‘Xung đột lợi ích’ – khía cạnh tổ chức, cơ quan Tính độc lập giữa các cơ quan Quốc hội/HĐND với Chính phủ, UBND Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân với Chính phủ, UBND Cơ quan quản lý với công ty kinh doanh (nhà nước hay tư nhân) Và Các vấn đề Bản thân các quy định? Thực thi ? Giám sát thực hiện? Trách nhiệm giải trình? Phương hướng tiếp theo và vai trò của ĐB dân cử? Google đếm được bao nhiêu trích dẫn XĐLI? XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
đang nạp các trang xem trước