TAILIEUCHUNG - Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc và vai trò của nó trong quản lý và phát triển đô thị

Báo cáo "Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc và vai trò của nó trong quản lý và phát triển đô thị" tập trung giới thiệu về 2 tổ chức quản lý hành chính của thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc và vai trò của 2 tổ chức này trong quản lý, phát triển đô thị. Mời các bạn tham khảo. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH HỆ THONG CHÍNH QUYỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI PHẤP THUỘC VÀ VAI TRO CỦA NÚ TRONG QUẢN LÝ VÀ PHẤT TRIỂN ĐÔ THỊ TS Đào Thị Diến Hiện nay tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I LTQG I có bảo quản một khối lượng lớn tài liệu về hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc và vai trò của nó trong quản lý và phát triển đô thị. Những tài liệu này vừa tập trung lại vừa tản mát trong một số phông lưu trữ fonds d archives của Trung tâm. Trước hết cần điểm qua một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội từ nhượng địa concession đến thành phố Ville de Hanoi nhằm xác định rõ thời gian ra đời của hệ thống tổ chức hành chính thành phố Hà Nội thời kỳ thuộc địa. Hà Nội chính thức trở thành nhượng địa của Pháp từ năm 1888 kể từ ngày 3 tháng 10 khi Dụ ngày 1 tháng 10 của vua Đồng Khánh được Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn. Tuy nhiên quá trình biến Hà Nội thành nhượng địa của Pháp đã được khởi động từ trước đó hơn 20 năm khi mà công cuộc bình định pacification xứ Bắc Kỳ của thực dân Pháp còn chưa thực sự bắt đầu. Năm 1867 sau khi đánh chiếm được toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh cùng với việc thiết lập hệ thống chính quyền cai trị ở Nam Kỳ thực dân Pháp bắt đầu nhòm ngó ra Bắc Kỳ. Bằng thủ đoạn dùng các cuộc tấn công về quân sự để gây sức ép với triều đình Huế trong các cuộc thương lượng Pháp đã giành được một khu đất trên bờ sông Hồng ở phía đông - đông nam thành phố để lập Toà Công sứ và xây doanh trại cho binh lính. Theo quy ước được ký kết ngày 6 2 1874 Pháp được đặt tại Hà Nội một Lãnh sự với một lực lượng lính bảo vệ không quá 100 người. Diện tích khu đất nhượng cho Pháp xây Toà Công sứ được quy định là 2 5 héc-ta nhưng do sự bất lực của nhà Nguyễn cuối cùng khu đất nhượng này đã lên tới trên 18 5 héc-ta. Ngày 28 8 1875 Pháp bắt đầu đặt Lãnh sự quán tại Hà Nội. Như vậy là về mặt pháp lý mặc dù Bắc Kỳ chưa chính thức trở thành đất bảo hộ của Pháp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.