TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu đến hạn hán khu vực Nam Trung Bộ

Đề tài này tập trung vào việc đánh giá mức độ, xu thế biến đổi của hạn hán trong quá khứ do tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực Nam Trung Bộ, và ứng dụng sản phẩm mô hình PRECIS để đưa ra những dự tính về hạn hán trong các thời kỳ tương lai tại khu vực này. Các kết quả của nghiên cứu có thể hỗ trợ đắc lực cho việc đưa ra những cảnh báo hạn hán trong tương lai tại Nam Trung Bộ cũng như giúp các nhà quản lý có thể lập kế hoạch để xây dựng phát triển vùng. | Chỉ số SPI có khả năng tính cho bất kỳ khoảng thời gian nào (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 48 tháng.) nên được các nhà nghiên cứu và hoạch định đánh giá cao về tính đa dụng của nó. Trong nghiên cứu này, hạn hán được khảo sát theo các quy mô thời gian khác nhau: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Hạn quy mô 1 tháng được tính thông qua chỉ số SPI dựa vào việc xác định lượng mưa tích lũy của tháng đó, hạn quy mô 3 tháng được xác định dựa vào lượng mưa tích lũy của 3 tháng liên tiếp tính từ tháng đó trở về trước, tương tự với hạn quy mô 6 tháng và 12 tháng. Với mỗi quy mô hạn hán khác nhau (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng) mang ý nghĩa khác nhau cho người sử dụng. Dự báo quy mô hạn 1 tháng cho người sử dụng biết tình trạng hạn với thời gian ngắn nhất nhưng sai số có thể thấp nhất, các quy mô dự báo hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có ý nghĩa cảnh báo trước cho người sử dụng nhận biết về mức độ kéo dài của hạn hán, cường độ của từng đợt hạn, các mốc thời gian bắt đầu, kết thúc hạn để người sử dụng chủ động lập các kế hoạch về việc sử dụng nguồn nước cho việc tưới tiêu, sử dụng nguồn nước có hiệu quả.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.