TAILIEUCHUNG - Chuyên đề 2 : Pháp luật , pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khái niệm pháp luật Trong xã hội cần có một trật tự nhất định và sự điều chỉnh nhất định đối với các quan hệ xã hội - quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực. Các quy phạm xã hội ở nước ta hiện nay rất đa dạng bao gồm: các quy phạm chính trị do các cơ quan, tổ chức của Đảng ban hành. | Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI 1. Khái niệm pháp luật Trong xã hội cần có một trật tự nhất định và sự điều chỉnh nhất định đối với các quan hệ xã hội - quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực. Các quy phạm xã hội ở nước ta hiện nay rất đa dạng bao gồm các quy phạm chính trị do các cơ quan to chức của Đảng ban hành các quy phạm do các to chức chính trị - xã hội ban hành các quy phạm đạo đức phong tục tôn giáo và pháp luật. Trong các quy phạm đó pháp luật là những quy tắc xử sự chung nhất phổ biến nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo cách hiểu chung nhất pháp luật là hệ thống các quy phạm quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức giáo dục thuyết phục cưỡng chế bởi bộ máy Nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Như bản chất của Nhà nước pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội. Ý chí của giai cấp thống trị được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và nhờ có pháp luật ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân nên pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân nông dân tầng lớp trí thức và những người lao động khác trong xã hội. Pháp luật thể hiện và bảo vệ lợi ích của số đông nhân dân trong xã hội. Thông qua pháp luật ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước. Pháp luật không chỉ mang tính giai cấp và tính xã hội mà pháp luật còn phản ánh hiện thực xã hội và các quy luật khách quan của đời sống xã hội. Pháp luật có các đặc điểm sau 19 - Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến - Pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định - Pháp luật có tính cưỡng chế - Pháp luật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.