TAILIEUCHUNG - Anh Đỏ Phụ

Đã lâu, lâu lắm rồi, người dân xã Hòa Trường không ai còn nghe nói đến tăm hơi anh đỏ Phụ Ở đâu nữa. Nhiều người đồn rằng anh đã chết bên Tân thế giới. Riêng tôi, tôi không sao quên được anh, mà không quên được anh, có nghĩa là anh vẫn sống, ít nhất là trong ký ức tôi. Mãi đến năm hơn ba mươi tuổi, anh đỏ Phụ mới đến làm rể mẹ tôi để chờ ngày cưới chị Yên về làm vợ. Đó là một anh chàng rụt rè, nhút nhát, đối với nhà vợ rất. | Hồ Dzếnh Anh Đỏ Phụ Đã lâu lâu lắm rồi người dân xã Hòa Trường không ai còn nghe nói đến tăm hơi anh đỏ Phụ Ở đâu nữa. Nhiều người đồn rằng anh đã chết bên Tân thế giới. Riêng tôi tôi không sao quên được anh mà không quên được anh có nghĩa là anh vẫn sống ít nhất là trong ký ức tôi. Mãi đến năm hơn ba mươi tuổi anh đỏ Phụ mới đến làm rể mẹ tôi để chờ ngày cưới chị Yên về làm vợ. Đó là một anh chàng rụt rè nhút nhát đối với nhà vợ rất nể sợ nhưng lại tỏ ra hết sức tháo vát trong mọi công việc. Lui tới nhà tôi trong hơn hai năm anh giữ gìn từng cử chỉ lời nói ngay cả việc giáp mặt chị Yên anh cũng cố tránh để khỏi mang tiếng là suồng sã. Mẹ tôi thương anh vì anh nết na cần cù giao cho việc gì cũng làm đến nơi đến chốn. Mẹ tôi thường nói - Thằng Phụ nó nghèo nhưng là cái nghèo thanh bạch. Ông Biếm lại là ông đồ nho hay chữ nhất xã. ông Biếm là bố anh đỏ Phụ. Vác lều chõng đi thi hỏng tú tài thất thế ông quay về làng mở lớp dạy học. Cái thuở chi hồ giả dã nhanh chóng qua đi học trò ông Biếm sớm đổi ngọn bút lông sang ngòi bút sắt. Trong đám môn sinh thưa vắng dần chỉ còn một người theo học ngoan ngoãn nằm rạp trên chiếc chiếu mài mực chép bài. Người đó là anh đỏ Phụ vừa là con vừa là môn đệ của thầy. Rồi anh Phụ cũng thôi học nốt. Vốn liếng chữ nghĩa bố ban cho anh Phụ chỉ còn giữ lại được mươi trang luận ngữ và anh chuyển sang đọc chữ Nôm dựa vào cuốn Kim Vân Kiều truyện khắc gỗ in chân phương trên nền giấy bản Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Tiếng anh đỏ Phụ ngâm Kiều nghe buồn như tiếng xẻ gỗ vào những chiều nắng tà hiu hắt. Và cái nghèo cái đói cũng len lỏi vào ba gian nhà lá thừa tự làm hốc hác thêm nét mặt người bố và làm rạn dần hai bộ quần áo may bằng vải trúc bâu lâu ngày sợi đã bở của hai bố con ông Biếm. Hồi gia đình tôi mới đến ngụ cư ở xã Hòa Trường này ba tôi tìm tới kết thân với ông Biếm. Ông là người được xóm làng vị nể họ bên ngoại ông lại trùng với họ chúng tôi. Theo một tập tục đã có từ nhiều đời ba .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.