TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp "

Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp Khái niệm nguồn của pháp luật hình sự có thể được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Nguồn của pháp luật hình sự có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp(3) hoặc theo nghĩa nguồn trực tiếp và nguồn gián tiếp.( | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl CẠNH TRANH HÊN QUAN TỚI QUYỀN sỏ HỮU CÔNG NGHIỆP 1. Mối quan hệ giữa pháp luật về sở hữu công nghiệp và pháp luật về cạnh tranh Mục tiêu của pháp luật về cạnh tranh về tổng thể là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường với quan điểm khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực. Còn pháp luật về sở hữu công nghiệp lại trao quyền độc quyền cho người nắm giữ sáng chế kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu được bảo hộ. Theo pháp luật về sở hữu công nghiệp chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cản việc sử dụng trái phép quyền sở hữu công nghiệp của mình và có quyền khai thác nó bằng nhiều cách trong đó có cách chuyển giao nó cho người khác. Việc pháp luật về sở hữu công nghiệp trao quyền khai thác độc quyền cho chủ sở hữu có thể xung đột với pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên không nên hiểu rằng sự xung đột này là cố hữu bởi vì cả hai lĩnh vực pháp luật nói trên cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản là khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực. Sự sáng tạo cấu thành một bộ phận chủ yếu và năng động của một nền kinh tế thị trường mở cửa và cạnh tranh. Quyền sở hữu công nghiệp khuyến khích sự cạnh tranh năng động bằng việc cổ vũ các nhà kinh doanh đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm và quy trình mới hoặc cải tiến sản phẩm. Điều này tạo ra cạnh tranh bởi vì nó thúc đẩy các nhà kinh TS. NGUyẾN THANH TÂM doanh phải sáng tạo. Do đó cả quyền sở hữu công nghiệp lẫn pháp luật về cạnh tranh đều cần thiết cho việc khuyến khích sáng tạo và bảo đảm khai thác mang tính cạnh tranh. Tuỳ từng thời điểm nhất định xã hội có thể ưu tiên việc phát triển cạnh tranh so với bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc ngược lại. Kinh nghiệm pháp luật các nước cho thấy việc bảo hộ quá cao hoặc quá thấp đối với cả quyền sở hữu công nghiệp lẫn sự cạnh tranh đều có thể dẫn tới bóp méo thương mại. Do đó phải tìm thấy sự cân bằng giữa chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu công nghiệp. Sự cân bằng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.