TAILIEUCHUNG - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5645:1992

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5645:1992 về Gạo - Phương pháp xác định mức xát do Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 77/QĐ ngày 15 tháng 2 năm 1992. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5645:1992 GẠO PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC XÁT Rice Methods for determination of degree of milling TCVN 5645-1992 do Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 77/QĐ ngày 15 tháng 2 năm 1992. 1. Nguyên tắc chung Xác định phần trăm số hạt gạo xát dối có trong mẫu gạo rồi đem so sánh với số liệu trên bảng 1 hoặc bảng 2, từ đó suy ra mức xát của gạo. 2. Dụng cụ và hoá chất - Kính phóng đại có độ phóng đại 5 hoặc 12 lần; - Kẹp gắp hạt; - Hộp Petri Ø 90 (mm). - Đũa thuỷ tinh; - ống đong 100ml; - Khay nhựa màu đen có kích thước 150 x 100 x 10 (mm); - Dung dịch xanh metylen 0,03 - 0,06%; - Dung dịch axit clohydric (HCl) 0,3 N - 0,5N; 3. Lấy mẫu và thành lập mẫu Theo TCVN 5451-1991 và sơ đồ của phụ lục TCVN 1643 - 1992. 4. Tiến hành phân tích . Phương pháp nhuộm màu bằng dung dịch xanh metylen (phương pháp trọng tài) Cân hai mẫu gạo mỗi mẫu khoảng 50g. Lấy trong mỗi mẫu 100 hạt gạo nguyên vẹn cho vào hộp petri. Đổ 15ml xanh metylen vào hộp petri có mẫu gạo cho gạo ngập kín trong dung dịch nhuộm. Để ngâm trong hai phút rồi gạn bỏ dung dịch xanh metylen thừa, sau đó cho 15 ml dung dịch HCl; lắc nhẹ 3 -4 lần, gạn bỏ dung dịch thừa. Rửa tiếp hai lần bằng dung dịch HCl và hai lần tiếp theo bằng nước cất, sau đó ngâm mẫu 5 phút trong 20 ml nước, gạn bỏ nước ngâm. Phần mặt hạt gạo còn cám sẽ có mầu xanh đậm, phần nội nhũ có mầu xanh sáng. Dùng kẹp chọn và đếm những hạt gạo có màu xanh đậm đủ tiêu chuẩn là hạt gạo xát dối có trong mẫu phân tích. Lấy trung bình cộng số hạt gạo xát dối trong hai mẫu phân tích song song. Kết quả đó là phần trăm số hạt gạo xát dối có trong mẫu gạo cần phân tích. So sánh kết quả phân tích với số liệu trong bảng 1, suy ra mức xát của gạo. Bảng 1 Mức xát % số hạt gạo xát dối không lớn hơn Rất kỹ Kỹ Bình thường 0 15 30 . Phương pháp trực tiếp Chuẩn bị hai mẫu gạo như ở mục . Cho mẫu gạo vào khay nhựa màu đen rồi quan sát bằng mắt thường hoặc qua kính phóng đại có thể nhận biết được và nhặt ra những hạt gạo xát dối. Lấy trung bình cộng số hạt gạo xát dối của hai lần phân tích. Kết quả là phần trăm số hạt gạo xát dối có trong mẫu gạo. So sánh kết quả phân tích với số liệu ở trong bảng 2, suy ra mức xát của mẫu gạo. Bảng 2 Mức xát % Số hạt gạo xát dối không lớn hơn Rất kỹ Kỹ Bình thường 5 35 50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.