TAILIEUCHUNG - Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang

Bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng. để nắm bắt nội dung chi tiết. | Phần 1 Từ bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt đến việc thiết kế bài giảng ThS. Lê Hoàng Giang Viện NCGD - ĐHSP Tp. HCM 1. Nhận xét chung Như vậy chương trình Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng đã được thực hiện tám năm qua. Bộ Giáo dục đặc biệt là nhóm những người làm chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ ở phía những người thực hiện về hướng tích cực và tích hợp. Những người làm chương trình đã tạo ra một bài học tiếng Việt có cấu trúc phù hợp tiến bộ dung lượng kiến thức chính xác vừa vặn. Các tác giả đã nhanh chóng đưa vào bài học tiếng Việt những đơn vị kiến thức mới theo sự biến đổi phù hợp của từ vựng giúp cho giáo viên kịp thời cập nhật những thông tin mang tính thời sự về sự phát triển của ngôn ngữ. Đó là việc nhìn nhận đánh giá chung về cấu trúc nội dung chương trình. Nhưng khi đi vào từng bài học cụ thể chúng ta thấy còn có một vài hạn chế thiếu sót đáng được quan tâm. 2. Trao đổi bổ sung Bài học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt 1 tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng. Tuy nhiên ở bài học này chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn hoàn toàn về đơn vị kiến thức cơ bản. Cụ thể trong phần ghi nhớ người viết chương trình đã lưu ý như sau Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu . Theo tôi đây là một định nghĩa chưa đầy đủ gây nhầm lẫn với đơn vị Tiếng. Về điều này tôi xin được lý giải như sau . Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị tầng bậc Âm vị Hình vị âm tiết Tiếng Từ Cụm từ Câu. Âm vị là đơn vị nhỏ nhất tối giản của âm vị học không thể phân ra thành những âm vị học nhỏ hơn đơn giản hơn có giá trị khu biệt nghĩa. Tiếng là một đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt vừa là hình vị vừa là âm tiết có thể có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về Tiếng Đứng về phương diện ý nghĩa có thể chia Tiếng thành hai loại Tiếng tự thân có nghĩa và Tiếng tự thân vô nghĩa. Ví dụ về 1 You

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.