TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu lời nói và nghi thức giao tiếp của người Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là bức tranh sống động tái hiện chân dung xã hội Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX. Trên từng trang viết của mình, Hồ Biểu Chánh đã lưu lại dấu ấn văn hóa một thời của xứ sở phương Nam. Dõi theo mọi sinh hoạt, quan sát cách ăn nếp ở, lắng nghe từng tiếng chào, câu nói của người dân miền đồng bằng sông nước,. Mời các bạn tham khảo. | TÌM HIỂU LỜI NÓI VÀ NGHI THỨC GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH Ths. Huỳnh Thị Lan Phương . Nguyễn Văn Nở Bài đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam số 12 196 2014 từ trang 29 đến trang 39 1. MỞ ĐẦU Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là bức tranh sống động tái hiện chân dung xã hội Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX. Trên từng trang viết của mình Hồ Biểu Chánh đã lưu lại dấu ấn văn hóa một thời của xứ sở phương Nam. Dõi theo mọi sinh hoạt quan sát cách ăn nếp ở lắng nghe từng tiếng chào câu nói của người dân miền đồng bằng sông nước Hồ Biểu Chánh đã nhận ra những gì còn đọng lại qua năm tháng làm nên lối sống cốt cách con người Nam bộ. Với ngòi bút tả chân Hồ Biểu Chánh đã tái hiện những nét riêng trong văn hóa giao tiếp của cư dân vùng đất mới trong nửa đầu thế kỉ XX. Khai thác vấn đề theo hướng này chính là nhận diện giá trị hiện thực ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ các yếu tố văn hóa. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh không dừng lại ở những giá trị văn chương mà còn là pho tư liệu văn hóa sống động được xây dựng bằng hình tượng nghệ thuật đặc sắc. 2. LỜI NÓI VÀ NGHI THỨC GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh văn hóa giao tiếp của người Nam bộ thể hiện rõ nét nhất qua lời ăn tiếng nói và nghi thức giao tiếp. . Lời ăn tiếng nói của người Nam bộ . Người Việt khi mới gặp nhau lời giao tiếp chính là câu chào hỏi. Tục ngữ có câu Lời chào cao hơn mâm cỗ thể hiện quan niệm coi trọng việc chào hỏi. Chào hỏi là phép lịch sự trong giao tiếp. Sự chào hỏi nói lên nhân cách đạo đức con người qua ứng xử. Chào hỏi còn bộc lộ tình cảm sự trân trọng tôn kính dành cho đối tượng giao tiếp. Chính vì thế chào hỏi trở thành nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên ở mỗi miền khác nhau chào hỏi mang một đặc điểm riêng. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh việc chào hỏi thể hiện lối sống cộng đồng gợi lên đặc trưng văn hóa nông nghiệp sống bằng tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.