TAILIEUCHUNG - Che dù cho xoài để bảo vệ trái nghịch vụ
Anh Nguyễn Văn Thắng, cư ngụ ấp Dừa Đỏ I, xã Nhị Long (Càng Long, Trà Vinh) có gần vườn, trong đó cây ăn trái chủ lực là xoài. Như nhiều nhà vườn khác ở Nhị Long và khu vực ĐBSCL, những năm vừa qua, để tăng hiệu quả kinh tế của xoài, anh Thắng cũng đã áp dụng biện pháp xử lý ra hoa cho trái nghịch vụ. | “Che dù” cho xoài để bảo vệ trái nghịch vụ Anh Nguyễn Văn Thắng, cư ngụ ấp Dừa Đỏ I, xã Nhị Long (Càng Long, Trà Vinh) có gần vườn, trong đó cây ăn trái chủ lực là xoài. Như nhiều nhà vườn khác ở Nhị Long và khu vực ĐBSCL, những năm vừa qua, để tăng hiệu quả kinh tế của xoài, anh Thắng cũng đã áp dụng biện pháp xử lý ra hoa cho trái nghịch vụ. Song cái khó đối với anh Thắng là khi xử lý để có được xoài nghịch vụ lại thường rơi vào mùa mưa, nên tỷ lệ đậu trái thấp lại cũng rất tốn công tưới rửa cho cây sau mỗi trận mưa. Qua nhiều ngày đêm suy nghĩ, anh Thắng quyết định thử nghiệm dùng tấm nhựa ny- lông (loại thường được sử dụng chứa phân lấy khí biogas) để che lấy cây xoài. Vậy là cùng lúc áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, anh Thắng cũng chuẩn bị sẵn dây cột và tấm nhựa. Đến khi thấy cây ra hoa thì gia đình anh Thắng lấy tấm ny- lông bao trùm hết phần ngọn của cây xoài, đến chừng trái lớn độ bằng ngón chân cái là anh tháo tấm ny- lông bao che ấy đem vào nhà để sử dụng lần sau. Thử nghiệm này đã mang đến 1 kết quả hết sức bất ngờ đến với anh nhà vườn này, vì những cây xoài được chọn làm thử nghiệm tỷ lệ đậu trái đạt 80- 90%, nhiều gấp 2- 3 lần so với cây không được áp dụng biện pháp bao cây như trên. Hơn nữa, những cây xoài được bao cây trái to và sáng hơn, so với trái những cây xoài không áp dụng biện pháp nói trên. Từ thắng lợi này, những vụ nghịch sau đó, anh Thắng đều áp dụng biện pháp bao cây nên hàng năm xoài của anh cho thu nhập tính ra trên 100 triệu đồng/ha. Anh Thắng còn cho biết thêm, đầu tư ban đầu để mua dây, mua tấm ny- lông chi phí cao hơn so với sử dụng điện hoặc máy nổ, để bơm nước rửa cây khi gặp mưa. Nhưng nếu bảo quản tốt thì số dây và ny- lông ấy sử dụng đến 3- 4 vụ, nên tính ra cũng không cao gì, lại không tốn công phun tưới. Song, đối với việc bao cây còn có một khó nữa- Đó là những cây xoài từ 15- 20 tuổi trở lên, tán rộng, thân cao, nên rất khó bao. Lại nữa, khi bao xong mà gặp giông, gió mạnh ny- lông dễ bị xé rách, làm giảm hiệu quả việc bao cây. Do đó, theo anh Thắng, chỉ nên bao những cây từ năm 5 đến dưới 15 tuổi là tốt nhất và cần tỉa cành, tạo tán hợp lý đối với những vườn xoài trồng mới để sau này thuận lợi trong việc bao cây, cho trái mùa nghịch.
đang nạp các trang xem trước