TAILIEUCHUNG - Báo cáo "Quyền khiếu kiện của cán bộ, công chức "

Quyền khiếu kiện của cán bộ, công chức Ngoài hai hệ thống toà án tư pháp và hành chính còn thành lập thêm toà án Hiến pháp có chức năng bảo vệ Hiến pháp, có thẩm quyền tuyên bố các luật của Quốc hội, các pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ là vi hiến và làm vô hiệu hoá các văn bản đó. Toà án Hiến pháp bao gồm 15 thẩm phán trong đó 2/3 số thành viên. | XÂY DƯNG PHÁP LUẬT TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ KHIẾU NẠI Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Công dân sử dụng quyền khiếu nại để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong những trường hợp pháp luật quy định. Quyền khiếu nại được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và được thể hiện tập trung nhất trong Luật khiếu nại tố cáo. Trải qua quá trình xây dựng và thực hiện các pháp lệnh về khiếu nại tố cáo Pháp lệnh năm 1981 1991 Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 các quy định về khiếu nại ngày càng đầy đủ và hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân cơ quan tổ chức và công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước. Mặc dù vậy nếu xem xét khiếu nại vừa là phương tiện pháp lý để công dân cơ quan tổ chức tự vệ vừa là biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước thì Luật khiếu nại tố cáo vẫn còn có những quy định cần được tiếp tục nghiên cứu. 1. Quyết định hành chính hành vi hành chính bị khiếu nại Điều 1 Luật khiếu nại tố cáo sau đây gọi tắt là Luật quy định Công dân cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng Ths. BÙI THỊ ĐÀO quyết định hành vi đó trái pháp luật xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Cán bộ công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình . Từ quy định này đặt ra vấn đề cần có những điều kiện nào để một quyết định hành chính QĐHC hành vi hành chính HVHC có thể bị khiếu nại Việc nhà làm luật đặt dấu phảy giữa tính trái pháp luật và khả năng xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp tạo ra hai cách hiểu về điều kiện để một QĐHC HVHC bị khiếu nại. Cách hiểu thứ nhất tính trái pháp luật và sự xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình tức là của công dân cơ quan tổ chức là hai điều kiện độc lập.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.