TAILIEUCHUNG - Gia đình, các thành viên của gia đình và xã hội

Trong chính sách xã hội của Hunggari, có một nguyên tắc cơ bản là thừa nhận rằng sự tồn tại và sự hoạt động đặc thù của gia đình là cần thiết cho tiến bộ xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết "Gia đình, các thành viên của gia đình và xã hội". | Xã hội học số 2 - 1986 XÃ HỘI HỌC THẾ GIỚI GIA ĐÌNH CÁC THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI LASZLO CSEH-SZOMBA THY Viện trưởng Viện Xã hội học Hung-ga-ri Trong chính sách xã hội của Hung-ga-ri có một nguyên tắc cơ bản là thừa nhận rằng sự tồn tại và sự hoạt động đặc thù của gia đình là cần thiết cho tiến bộ xã hội. Những công trình nghiên cứu xã hội học trong vòng hai chục năm qua đã nhất trí rằng gia đình là điều kiện tất yếu cho sự lành mạnh của xã hội cũng như của cá nhân. Có một số ý kiến cho rằng gia đình không đáp ứng được những đòi hỏi đề ra cho nó vì vậy nên có những thay đổi căn bản kể cả việc thay thế gia đình bằng những đơn vị xã hội vi mô khác. Những ý kiến này dựa vào kết quả nghiên cứu của Bắc Mỹ và Tây Âu song các nhà nghiên cứu Hung-ga-ri lại khẳng định rằng gia đình vẫn còn là cần thiết đồng thời cũng chỉ rõ rằng do tình hình phát triển kinh tế - xã hội nên trong gia đình Hung-ga-ri có những biến động về cơ cấu và cơ chế chức năng khiến cho nó không thực hiện được một số nhiệm vụ. Nhưng rõ ràng là không thể thay kiểu gia đình một vợ một chồng bằng một tổ hợp xã hội vi mô nào đó cũng không thể xã hội hoá được một số chức năng gia đình và xã hội phải giúp đỡ gia đình thích nghi với điều kiện mới để đảm nhiệm được những vai trò cốt yếu của mình. Trước hết phải thừa nhận rằng trong ba chục năm qua cơ cấu gia đình Hung-ga-ri đã thay đổi. Phụ nữ thành hôn phần lớn vẫn đi làm đa số gia đình có hai người có thu nhập chấm dứt vai trò độc quyền đối ngoại của đàn ông. Sinh hoạt nội bộ trong gia đình cũng khác trước quá trình quyết định dựa trên cơ sở bình đẳng nam nữ người chồng tham gia vào nhiều công việc nội trợ săn sóc con cái. Các nhà xã hội học gia đình gọi trường hợp vợ chồng đóng hai vai trò khác biệt là giữ đình không đối xứng và trường hợp vợ chồng đóng vai trò tương tự là gia đình đối xứng . Kiểu gia đình với hai người có thu nhập là một sự tất yếu chính trị và kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó mà xoá bỏ được sự bất bình đẳng nam nữ. Vì .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.