TAILIEUCHUNG - Tự do hóa thương mại của Nhật bản: Vai trò và nhân tố tác động

Toàn cầu hóa kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu đó là hoạt động thương mại tự do. Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. các hoạt động thương mại không còn thuần túy được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của chính phủ. Tự do hóa thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của chính phủ. Bài viết nêu lên vai trò của thương mại Nhật Bản, chính sách thương mại Nhật Bản, tự do hóa thương mại của Nhật Bản. | Tự DO HOẮ THƯƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN VAI TRÒ VÀ NHÂN TÔ TÁC ĐỘNG oàn cầu hoá kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu đó là hoạt động thương mại tự do. Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các hoạt động thương mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế mà còn chịu sự điều chỉnh của chính phủ. Tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chê hay bảo hộ thương mại của chinh phủ. 1. Vai trò của thu 0 ng mại Nhật Bản Nhật Bản là nước nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại nguyên liệu năng lượng quan trọng nhất quyết định quy mò và tốc độ phát triển của nền kinh tế thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99 7 dầu mỏ 100 thuỷ ngân và nhôm 90 quặng sắt 86 than 82 đồng 62 kẽm 57 chì. Với việc nhập khẩu này Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu chủng loại. Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu năng lượng ổn định an toàn trong điều kiện thế giới đầy biến động các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã tìm mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên năng lượng. Thông qua hoạt động trao đổi thương mại và đàu tư ra nước ngoài của các tập đoàn tài chính lớn Nhật Bản đã PHẠM THỊ THANH BÌNH kiểm soát được 100 quặng sắt của Malaysia 80 nguồn cung cấp gỗ và đồng của Philippines 50 nguồn dầu thô của Indonesia 30 cao su của Thái Lan. Nhật Bản không ngừng tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hoạt động thương mại và những chính sách liên quan đến thương mại của Nhật Bản vẫn luôn là trọng tâm của các cuộc cải cách cơ cấu của Nhật Bản. Đặc biệt thương mại giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản tăng tương ứng tới 16 và 11 năm 2007. Mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu phán ánh sự đóng góp tích cực của nhu cầu bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản điều này một phần do cơ chế mở cửa của hệ thống thương mại đa phương.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.