TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Luật lao động Việt Nam với việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ"

Luật lao động Việt Nam với việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Theo đánh giá chung thì các quy định này đã tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl tưậĩ LAO ỘNQ vệĩ NAM vót vrệe 40 Vệ QUYỂN lạéửAíAO ỊtộNQ Nữ ThS. ĐỖ NGÂN BÌNH Sự khác biệt về giới tính làm cho lao động nữ có những đặc tính riêng so với lao động nam. Tính đặc thù của lao động nữ thể hiện ở những đặc điểm về tâm sinh lí và thể lực. Xét về thể lực nữ thường yếu hơn nam nên họ thích hợp với các công việc nhẹ nhàng. Sự khác nhau về mặt sinh học đã tạo cho nữ giới những chức năng riêng là mang thai sinh sản và cho con bú. Lao động nữ có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Trước đây do tập tục và thói quen lao động nữ ít khi khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong lĩnh vực lao động đặc biệt là trong công tác lãnh đạo và nghiên cứu khoa học. Ngày nay lao động nữ ở Việt Nam đã có mặt ở nhiều ngành nghề kể cả những ngành vốn được xem là độc quyền của lao động nam. Trong cơ chế thị trường khả năng cạnh tranh tìm việc làm của lao động nữ vẫn thấp hơn nam giới do nhiều nguyên nhân. Điều đó đòi hỏi phải từng bước thực hiện sự bình đẳng nam nữ thông qua các biện pháp khác nhau trong đó có sự điều chỉnh và định hướng kịp thời của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong các quan hệ lao động. 1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong luật lao động Xuất phát từ những đặc điểm riêng của các chủ thể khi tham gia quan hệ lao động ngoài những quy định chung pháp luật lao động còn có những quy định riêng đối với lao động đặc thù trong đó lao động nữ. Việc có những quy định riêng dành cho lao động nữ trong Bộ luật lao động BLLĐ được cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó quan trọng nhất là Nghị định số 23 CP ngày 18 4 1996 của Chính phủ và Thông tư số 03 TT-LĐTBXH ngày 13 1 1997 của Bộ lao động - thương binh và xã hội không phải là đặc quyền của lao động nữ. Thực chất đó chính là bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng. Dưới góc độ kinh tế việc đặt ra những quy định đối với lao động nữ nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.