TAILIEUCHUNG - Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường "

Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trườngTóm lại, cả pháp luật và đạo đức đều không thể điều chỉnh tất cả các hành vi con người. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những hành vi thể hiện lí trí, ý chí của chủ thể, trong khi đó, đạo đức điều chỉnh cả những hành vi chịu sự chi phối bởi tình cảm của con người. Bốn là cơ chế tâm lí của hành vi | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl GIÀIQUYÉnRANHCHẤPKINHTẾĩHEOPHƯƠNGĩHỨCTHUƠNGLưỢNG HÒAGIÀI 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường các nhà kinh doanh thuộc nhiều thành phần có các quan hệ kinh tế thương mại rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Họ đều muốn xây dựng lòng tin duy trì các mối quan hệ kinh tế với các đối tác một cách lâu dài nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thương mại của họ được ổn định và phát triển. Tuy vậy đôi khi vì nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các nhà kinh doanh cũng có những bất đồng và mâu thuẫn dẫn đến các tranh chấp trong việc thực hiện các cam kết kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải có phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế một cách nhanh gọn ít tốn kém về thời gian tài chính và sức lực để cho hoạt động kinh tế thương mại của các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bất lợi. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài và theo thủ tục tư pháp đã được nhiều học giả nghiên cứu trong một số công trình. Nhưng phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng hoà giải có hoà giải viên còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Tuy vậy không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ khả năng giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng hoà giải bởi vì các phương thức này có những ưu TS. TRẦN NGỌC DŨNG điểm nhất định và trong thực tế cũng đã được các nhà kinh doanh sử dụng một cách có hiệu quả đem lại lợi ích cho các bên. Điều 7 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 quy định Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau hoặc đưa ra Trọng tài kinh tế . Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.